Khách thể của tội phạm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 43)

2.1. NHỮNG DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TỘ

2.1.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm theo nghĩa chung nhất là “quan hệ xã hội được

luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại” [15], khách thể của tội phạm còn

được định nghĩa “là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi

sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định” [4, tr.349].

Khách thể ln tồn tại độc lập với thức ở bên ngồi ý thức của chủ thể; hành vi của con người luôn là sự thống nhất giữa khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi và bất kỳ hành vi nào một cách trực tiếp hay gián tiếp cũng đều nhằm đạt tới, tác động tới một đối tượng nhất định, qua đó tác động, ảnh hưởng đến một khách thể nhất định. Tội phạm là hành vi nguy hiểm của con người, nó ln nhằm vào những khách thể cụ thể, làm biến đổi tình trạng ban đầu của các khách thể tức là các khách thể đã bị xâm hại. Khách thể của tội phạm bao gồm khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.

Nghiên cứu về khách thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng vì một hành vi nguy hiểm cho xã hội không thể bị coi là tội phạm nếu như nó khơng

xâm hại (hoặc có nguy cơ thực tế xâm hại) đến quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự; nó cịn là yếu tố bắt buộc và là cơ sở để đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của một người. Hiểu rõ khách thể của tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc truy cứu trách nhiệm hình sự vì đánh giá về mặt pháp lý hình sự các dấu hiệu thuộc khách thể của tội phạm là nhằm xác định xem hành vi phạm tội được thực hiện đã xâm hại đến quan hệ xã hội nào được bảo vệ bằng pháp luật hình sự và vai trị của dấu hiệu đó trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã được thực hiện trong thực tế ra sao. Qua hiểu rõ về khách thể cịn giúp xác định rõ tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời trong một số trường hợp còn giúp ra phân biệt tội phạm này với tội phạm khác.

Tội vu khống được quy định tại Điều 122, Chương XII-Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự con người Bộ luật hình sự năm 1999. Do đó, khách thể của nhóm tội này là quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.

Vì vậy, khách thể của tội vu khống là danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

Đối tượng tác động của tội phạm là một yếu tố quan trọng không thể khơng nhắc đến khi tìm hiểu về khách thể của tội phạm. Đó chính là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đối tượng tác động của tội vu khống là công dân (con người cụ thể) chứ không phải là pháp nhân hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Vì chỉ có Cơng dân mới có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội vu khống trong luật hình sự Việt Nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)