BẢO TỒN HỆ SINH THÁI

Một phần của tài liệu báo cáo đa dang sinh học (Trang 117 - 130)

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trƣờng vật lý bao quanh quần xã sinh vật đó, do đó để bảo tồn các hệ sinh thái hay bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ta phải quan tâm tới cả hai thành phần đó của hệ sinh thái.

Theo đánh giá của nhiều nhà sinh thái học, bảo tồn hệ sinh thái là cách bảo tồn có hiệu quả nhất nhằm duy trì tính đa dạng sinh học. Có ba cách bảo tồn hệ sinh thái, đó là :

- Thành lập các Khu bảo tồn.

- Thực hiện các biện pháp ngoài Khu bảo tồn.

- Phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cƣ trú bị suy thoái. -

3.1. Xây dựng các Khu bảo tồn

Có nhiều cách để thành lập khác Khu bảo tồn, song có 2 phƣơng thức đƣợc sử dụng phổ biến nhất đó là : 1- thông quan Nhà nƣớc (thƣờng ở cấp trung ƣơng, hoặc ở cấp khu vực hay địa phƣơng), 2- thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân. Ngoài ra, các Khu bảo tồn còn đƣợc hình thành bởi các cộng đồng truyền thống bởi họ muốn giữ gìn lối sống của họ.

Phân hạng hiện thời của IUCN về các Khu bảo tồn và mục tiêu quản lý nhƣ sau

+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve) + Khu hoang dã

- II. Bảo tồn các hệ sinh tháivà giải trí - III. Bảo tồn các đặc điểm tự nhiên - IV. Bảo tồn qua quản lý chủ động

- V. Bảo tồn cảnh quan trên đất liền, biển và giải trí. - VI. Sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.

3.1.1. Các Khu bảo tồn hiện có

Khu bảo tồn đầu tiên đƣợc chính thức hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ khi đó là Ulysses Grant chỉ định 80.000ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vƣờn Quốc gia Yellowstone.

Kể từ đó tới nay, rất nhiều các Khu bảo tồn thiên nhiên, cả về động vật hoang dã và toàn bộ cảnh quan đƣợc thành lập trên khắp các nƣớc trên thế giới.

Theo danh sách của Liên hợp quốcvề các Khu bảo tồn (UNEP, WCMC – 2003), hiện nay trên toàn thế giới có 102.102 khu bảo vệ, với diện tích trên 18,8 triệu km2, chiếm 12,65% diện tích bề mặt trái đất. Trong số 191 quốc gia có Khu bảo tồn, thì có 36 quốc gia có Khu bảo tồn chiếm 10-20% diện tích đất đai và 24 nƣớc có trên 20% diện tích là cho các Khu bảo tồn.

3.1.2. Hiện trạng các Khu bảo tồn và các mối đe doạ tới các Khu bảo tồn

Hiệu quả mang lại từ các Khu bảo tồn là không thể phủ nhận, tuy nhiên các Khu bảo tồn trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế sau:

- Hầu hết các Khu bảo tồn có kích thƣớc nhỏ, khó để duy trì sự sống cho các loài động vật có xƣơng sống có kích thƣớc lớn. Giải pháp đƣa ra là thành lập hành lang giữa các Khu bảo tồn nhƣng thực tế là có rất ít các Khu bảo tồn có hành lang liên kết với các Khu bảo tồn khác.

- Các Khu bảo tồn chƣa có tính đại diện cao cho các thảm thực vật đặc trƣng hay các loài đặc trƣng.

- Thực tế nhiều Khu bảo tồn có hoạt động rất ít hoặc hầu nhƣ không hoạt động.

- Mạng lƣới các Khu bảo tồn trên thế giới còn mỏng (theo tiêu chuẩn của IUCN, mỗi quốc gia phải có 10% diện tích tự nhiên đƣợc bảo tồn, nhƣng số quốc gia có Khu bảo tồn còn ít). Thêm vào đó, diện tích dành cho các Khu bảo tồn biển còn rất thấp (0,5% diện tích đại dƣơng).

- Mạng lƣới Khu bảo tồn còn mang tính chất “tĩnh”, không đáp ứng đƣợc với những sự thay đổi về vùng phân bố của các loài do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

Do sự quản lý các Khu bảo tồn còn chƣa hiệu quả, nên thực tế cho thấy các Khu bảo tồn trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Theo những nghiên cứu khảo sát của IUCN, thì những mối đe doạ với các Khu bảo tồn ở Nam Mỹ là lớn nhất, ở Châu Âu là ít nhất. Vấn đề về các loài thực vật ngoại lai xâm lấn nghiêm trọng nhất ở Châu Úc ( gồm Autralia, New Zealand ) và các đảo ở Thái Bình Dƣơng. Trong khi việc khai thác bất hợp lý các loài hoang dại, cháy rừng và canh tác nông nghiệp là những mối đe doạ nghiêm trọng nhất đối với các nƣớc châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Những vấn đề lớn nhất đối với các Khu bảo tồn ở các quốc gia phát triển chủ yếu liên quan tới các hoạt động khai thác tài nguyên, các dự án thủy lợi.

3.1.3. Các ưu tiên cho việc thành lập khu bảo vệ

Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên cần thiết phải thiết lập các ƣu tiên cho việc bảo vệ. Có thể dung 3 tiêu chí sau để lập ra các ƣu tiên cho bảo tồn loài:

- Tính đặc biệt: Một quần xã đƣợc ƣu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quý hiếm so với các quần xã chỉ gồm các loài phổ biến. Một loài thƣờng có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu loài đó có tính độc nhất về phân loại học, tức là loài duy nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của một giống (họ) có nhiều loài.

- Tính nguy cấp: một loài có nguy cơ tuyệt chủng sẽ đƣợc quan tâm nhiều hơn so với loài không bị đe doạ tuyệt chủng. Những quần xã sinh vật đang có nguy cơ bị tiêu diệt cũng cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ.

- Tính hữu dụng: loài có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con ngƣời sẽ đƣợc ƣu tiên bảo vệ nhiều hơn.

Từ những ƣu tiên trên, có thể có những cách tiếp cận khác nhau để xây dựng khu bảo vệ.

- Cách tiếp cận về loài: Có thể thành lập các Khu bảo tồn để bảo vệ những loài độc nhất vô nhị, loài đặc hữu của một nƣớc. Nhiều khu Vƣờn Quốc gia đƣợc thành lập với mục đích là bảo vệ môi trƣờng sống của một loài duy nhất, loài này thƣờng là những loài có thứ bậc cao theo xếp hạng ƣu tiên trên.

Uỷ ban về sự sinh tồn của các loài thuộc IUCN tập hợp trên 2000 nhà khoa học thuộc 80 nhóm chuyên gia khác nhau, đã đánh giá và khuyến nghị bảo tồn cho các loài thú, chim, động vật không xƣơng, các loài bò sát, cá và thực vật dựa trên các tiêu chí trên.

- Cách tiếp cận về quần xã hay hệ sinh thái: Một số nhà sinh thái học cho rằng nên tập trung cho bảo tồn quần xã hay hệ sinh tháihơn là tập trung bảo vệ loài. Họ cho rằng, bảo tồn các quần xã hay hệ sinh tháicó thể bảo tồn đƣợc nhiều loài hơn.

Việc thành lập các Khu bảo tồn mới cần đảm bảo đƣợc là có càng nhiều đại diện của các loại quần xã sinh vật càng tốt. Định ra đƣợc những khu vực nào trên thế giới đã đƣợc bảo tồn một cách thoả đáng và những khu vực nào cần khẩn trƣơng bảo tồn là một công việc cấp bách hiện nay.

3.2. Bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn

Khoảng 90% diện tích bề mặt trái đất không thuộc các Khu bảo tồn, trong phần diện tích này, vẫn có một phần tƣơng đối lớn diện tích mà con ngƣời chƣa sử dụng tới hoặc có tác động rất ít và còn là nơi sinh sống nguyên thuỷ của nhiều loài.

Việc xây dựng và thiết lập các Khu bảo tồn dẫn đến tâm lý là chỉ bảo tồn những loài trong Khu bảo tồn còn những loài bên ngoài thì không đƣợc xem xét tới

quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn.

Một cách hiểu khác về việc bảo tồn bên ngoài Khu bảo tồn đó là bảo vệ các khu vực xung quanh Khu bảo tồn, hay là bảo vệ vùng đệm. Việc bảo vệ vùng đệm có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật và các hệ sinh tháicủa Khu bảo tồn, bởi khi tính đa dạng sinh họcở vùng đệm bị suy giảm thì tính đa dạng của Khu bảo tồn cũng giảm theo.

Để bảo tồn đa dạng sinh học một cách có hiệu quả, không những chỉ thực hiện bên trong các khu bảo tồn mà phải bảo tồn cả ngoài khu bảo tồn. Mối nguy hiểm là các loài hay quần xã nằm trong các khu bảo tồn thì đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt trong khi chúng lại bị khai thác tự do phía ngoài khu bảo tồn. Điều rõ ràng là nếu khu vực nằm xung quanh khu bảo tồn bị suy thoái thì ĐDSH bên trong cũng sẽ bị suy giảm, nhất là đối với các khu bảo tồn có diện tích nhỏ. Sự suy giảm này xảy ra vì nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh giới các khu bảo tồn để tìm kiếm thức ăn và các vật chất khác mà trong vƣờn không có. Đồng thời, kích thƣớc chủng quần của một loài trong phạm vi ranh giới của khu bảo tồn có thể sẽ thấp hơn chủng quần tối thiểu của loài đó có thể tồn tại đƣợc. Nhƣ Western (1989) đã nêu: ”Nếu chúng ta không thể bảo vệ thiên nhiên bên ngoài các khu bảo tồn thì thiên nhiên cũng chẳng tồn tại bao nhiêu bên trong các khu đó”.

3.3. Phục hồi nơi cƣ trú của sinh vật

Một trong những nhiệm vụ của bảo tồn là phải khôi phục lại môi trƣờng sống đã bị huỷ hoại hay bị suy thoái của các quần xã sinh vật. Quá trình này đƣợc gọi là sinh thái học phục hồi, tức là một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh thái có tính lịch sử (tồn tại trong thời gian lâu dài) và tính bản địa (phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực). Mục đích của quá trình là xây dựng nên một hệ sinh thái nhân tạo “bắt chƣớc” cấu trúc, chức năng và các đặc trƣng của một hệ sinh thái tự nhiên.

Các hệ sinh thái có thể bị huỷ hoại bởi các hiện tƣợng tự nhiên hoặc do hoạt động của con ngƣời. Với những hệ sinh thái bị phá huỷ hay bị suy thoái do các yếu tố tự nhiên thì có thể có khả năng phục hồi cao, có thể thiết lập đƣợc một quần xã ổn định sau một quá trình diễn thế. Với những hệ sinh thái bị tác động bởi con ngƣời một cách quá mức thì khả năng phục hồi là rất nhỏ bởi các tác động của con ngƣời đã làm mất đi hoàn toàn nguồn sinh vật để tái lập lại một hệ sinh thái.

Có 4 cách tiếp cận để đi tới phục hồi các quần xã sinh vật và hệ sinh thái: - Không hành động vì sự phục hồi quá tốn kém, hoặc những nỗ lực phục hồi trƣớc đây đã thất bại, hay kinh nghiệm cho thấy hệ sinh thái có thể tự phục hồi.

- Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng biện pháp tái nhập loài một cách tích cực, ví dụ nhƣ gieo trồng các loại cây nguyên thủy.

- Cải tạo và phục hồi một số chức năng và một số loài cây nguyên thủy của hệ sinh thái.

- Thay thế hệ sinh thái đã bị phá huỷ bằng một hệ sinh thái khác cho năng suất cao hơn.

3.3.1. Hồi phục các loài và chủng quần

Về cơ bản có ba cách nhƣ sau:

Chƣơng trình đƣa trả lại: là đem một chủng quần loài đã đƣợc nhân nuôi nhân tạo hay là bắt một phần chủng quần loài đó tại một địa phƣơng mà loài đó còn phong phú đến nơi mà loài đó đã lâu không còn trong thiên nhiên nữa.

Chƣơng trình đƣa thêm: là thả thêm một số cá thể vào một chủng quần hiện có để tăng them kích thƣớc của tính đa dạng của chủng quần, nhƣng chỉ nên áp dụng trong trƣờng hợp tính đa dạng di truyền của chủng quần đã bị suy thoái vì việc đƣa them có thể mang cả mầm bệnh.

Chƣơng trình tạo chủng quần mới: là tạo chủng quần động vật hay thực vật mới mà trƣớc kia tại chỗ đó chƣa có. Chƣơng trình này có thể thành công nếu nhƣ

3.3.2. Hồi phục hệ sinh thái và cảnh quan

Khôi phục hệ sinh thái bị suy thoái thƣờng bao gồm hai hợp phần chính: Thứ nhất, các nguyên nhân gây nên sự suy thoái cần đƣợc loại trừ.

Hai là, các hợp phần của hệ sinh thái đã bị biến mất cần đƣợc hồi phục lại. Hợp phần thứ nhất rất quan trọng cho việc thành công của sự khôi phục. Ở đây việc cần làm là loại bỏ nguyên nhân mà không phải xử lý triệu chứng. Ví dụ: trƣớc khi đƣa động vật trở lại cần loại bỏ các loài dã thú, những loài có hại đối với loài dự định đƣa đến, hay phải quản lý đƣợc các loài cỏ dại xâm lấn… nếu nhƣ đó là nguyên nhân chính đã làm cho loài đó bị suy thoái. Việc hồi phục các hợp phần của hệ sinh thái bị biến mất khá phức tạp, trƣớc tiên là phải hồi phục lại các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái kể cả việc hồi phục một số loài hay toàn bộ quần xã, để hồi phục thành công hệ sinh thái nhiều khi còn phải hồi phục lại cấu trúc thổ nhƣỡng, quản lý các loài cây cỏ ngoại lai xâm lấn.

Việc hồi phục lại các hệ sinh thái thƣờng đƣợc thực hiện ở những vùng bị suy thoái nặng nề. Ví dụ: vùng khai khoáng, vùng bị rải chất độc hoá học thời chiến tranh. Việc phục hồi lại những vùng nhƣ thế là rất khó khăn và tốn kém.

3.4. Biện pháp về giáo dục

3.4.1. Xây dựng nguồn nhân lực

Thành công của việc thực hiện chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án bảo tồn đa dạng sinh học tuỳ thuộc vào khả năng của đội ngũ cán bộ có liên quan. Cho nên cần thiết phải đào tạo đội ngũ cán bộ về nhiều lĩnh vực để thực hiện chƣơng trình quản lý đa dạng sinh học. Có đội ngũ cán bộ có năng lực thì mới có thể đề xuất và thực hiện các chƣơng trình quản lý. Đồng thời cũng cần phải đầu tƣ cơ sở vật chất và nguồn tài chính phù hợp để hỗ trợ cho mọi công việc đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.

Công việc đào tạo về khoa học cơ bản, và nguồn nhân lực vè quản lý đa dạng sinh học phải dựa vào các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu và các trƣờng cao

đẳng. Cũng có thể đào tạo nguồn nhân lực bằng các chƣơng trình đặc biệt tổ chức tại cộng đồng. Thiết kế kế hoạch và phƣơng pháp đào tạo nhân lực về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học còn tuỳ thuộc vào nền văn hoá. Sự khôn khéo vào tinh xảo về quản lý có phổ khá rộng, từ cấp làng xã cho đến cấp bộ, ngành, vì thế cần động viên nhiều ngƣời tham gia, sƣu tầm, tìm hiểu để phổ biến cho nhiều ngƣời cùng biết để thực hiện. Một số biện pháp thƣờng đƣợc sử dụng là:

- Lớp ngắn hạn về khoa học chuyên ngành, về kỹ thuật quản lý, hay về vấn đề hành chính.

- Lớp đại học hay sau đại học về chuyên ngành trong nƣớc hay ngoài nƣớc. - Hội thảo, tập huấn về vấn đề riêng.

- Trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa các nƣớc hay các cơ quan khoa học, viện nghiên cứu.

- Tập huấn ngắn ngày cho cán bộ thực địa.

- Chƣơng trình soạn thảo tài liệu chuyên môn và phân phát tài liệu.

- Tổ chức xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch quốc gia, địa phƣơng có sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức kinh doanh, các nhóm dân tộc và những có liên quan.

Ở Việt Nam, đã có một mạng lƣới các trƣờng thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ đa dạng sinh học nhƣ Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Thái Nguyên; Đại học Cần Thơ; Đại học An Giang, Đại học Huế;... Đại bộ phận chỉ đào tạo bậc kỹ sƣ và cử nhân. Chƣơng trình đào tạo bậc cử nhân hay kỹ sƣ

Một phần của tài liệu báo cáo đa dang sinh học (Trang 117 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)