1.1. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau cũng nhƣ sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Đa dạng hệ sinh thái bao gồm sự khác nhau giữa các loại hệ sinh thái, sự đa dạng về môi trƣờng sống và các quá trình sinh thái của mỗi hệ sinh thái. Các hệ sinh thái không chỉ khác nhau về thành phần các loài sinh vật trong hệ mà còn khác nhau về cấu trúc vật lý của hệ và hoạt động của các quần thể sinh vật trong đó.
1.2. Nguyên tắc đánh giá đa dạng hệ sinh thái
Để đánh giá tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái còn gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi có thể định nghĩa về nguyên tắc thế nào là đa dạng di truyền và đa dạng loài, từ đó xây dựng các phƣơng pháp đánh giá khác nhau về tính đa dạng di truyền và đa dạng loài, thì không có một định nghĩa và phân loại thống nhất về đa dạng hệ sinh thái ở mức độ toàn cầu, và trên thực tế, khó đánh giá đƣợc đa dạng hệ sinh tháiở các cấp độ khác ngoài cấp độ khu vực và vùng, và thƣờng cũng chỉ xem xét đối với thảm thực vật. Bởi vì một hệ sinh thái không chỉ bao gồm các sinh vật mà chúng còn có các thành phần vô sinh nhƣ các yếu tố khí hậu, các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Đa dạng hệ sinh thái thƣờng đƣơc đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên - tức là tính đa dạng của quần xã sinh vật. Yếu tố để đánh giá ở đây là: số lƣợng loài và kiểu dạng của loài. cụ thể:
- Đánh giá theo số lƣợng loài: số lƣợng loài của quần xã càng nhiều thì độ phong phú hay tính đa dạng càng cao.
- Đánh giá theo kiểu dạng của loài: tức là đánh giá về số lƣợng loài trong các lớp kích thƣớc khác nhau, tại các dải dinh dƣỡng khác nhau hoặc trong các nhóm
phân loại khác nhau. Tức là 2 vùng có cùng số lƣợng loài, một vùng chỉ có các loài thực vật còn vùng kia tuy có cùng số loài nhƣng có cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt thì vùng thứ hai đƣợc coi là có tính đa dạng cao hơn.
Tuy nhiên, việc đánh giá này chỉ mang tính tƣơng đối và hiện nay chƣa có một tiêu chuẩn thống nhất trên thế giới để đánh giá mức độ đa dạng của một hệ sinh thái.