Việt Nam hiện đã có 275 loài và phân loài thú, 1026 loài và phân loài chim, 500 loài cá nƣớc ngọt, khoảng 2000 loài cá biển... đƣợc nhận biết và còn nhiều loài động thực vật khác chƣa đƣợc sƣu tập, chứng tỏ nƣớc ta là một trong những nƣớc có tính đa dạng sinh học cao.Với 2 hình thức bảo tồn (nguyên vị và chuyển vi) và các chƣơng trình bảo tồn các loại thú cụ thể chứng tỏ công tác bảo tồn nguồn gene động vật hoang dã đã đƣợc chú trọng. Tuy nhiên để bảo vệ đƣợc nguồn gene động vật hoang dã sự cần thiết phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhà khoa học, quản lý, dân cƣ địa phƣơng và ở chính vƣờn Quốc gia và Khu bảo tồn, nơi đang lƣu giữ các nguồn gene quí hiếm này.
Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc bảo vệ nguồn gene động vật hoang dã, bảo vệ đa dạng sinh học. Năm 1962, Vƣờn Quốc gia đầu tiên đƣợc thành lập. Đó là Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng. Tháng 11/1997, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có báo cáo Chính phủ xem xét và quyết định danh
mục các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam gồm 101 khu, với tổng diện tích là 2.297.500 ha. Hệ thống rừng đặc dụng này đƣợc xây dựng nhằm bảo vệ các hệ sinh thái rừng, bảo vệ các nguồn gene động, thực vật, nhất là các loài động vật, thực vật quí hiếm và các loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Đến nay, khi xem xét lại danh mục các khu rừng đặc dụng thì thấy còn một số hệ sinh thái điển hình còn nằm ngoài hệ thống này. Một số khu có diện tích còn nhỏ chƣa đủ rộng để bảo vệ và bảo đảm sinh sống cho một số loài thú, nhất là một số loài thú lớn cần có nơi kiếm ăn rộng hơn nhƣ hổ, tê giác, bò xám, bò rừng,voi. Trong số những Khu bảo tồn có một số khu đặc biệt nhƣ Vƣờn Quốc gia Chàm Chim ở tỉnh Đồng Tháp để bảo vệ loài sếu cổ trụi và Khu bảo vệ Xuân Thủy ở cửa sông Hồng bảo vệ các loài chim nƣớc di cƣ. Đây là khu bảo vệ Ramsar đầu tiên ở Việt Nam cũng nhƣ trong vùng Đông Nam Á.
PHẦN II: ĐA DẠNG LOÀI
CHƢƠNG I. LOÀI VÀ ĐA DẠNG LOÀI