Thực trạng chung về việc áp dụng quy định môi trường tại các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG áp DỤNG QUY ĐỊNH về môi TRƯỜNG của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU sản PHẨM dệt MAY tại VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

5. Kết cấu bài tiểu luận

2.3. Thực trạng áp dụng các quy định về môi trường tại các doanh nghiệp xuất khẩu

2.3.1. Thực trạng chung về việc áp dụng quy định môi trường tại các doanh nghiệp

sản phẩm dệt may tại Việt Nam

2.3.1. Thực trạng chung về việc áp dụng quy định môi trường tại các doanh nghiệp dệtmay tại Việt Nam may tại Việt Nam

Theo thống kê trung tâm năng suất Việt Nam năm 2020, Việt Nam có 421 tổ chức/doanh nghiệp sản xuất dệt may được nhận chứng chỉ ISO, trong đó, 309 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO 9000 và 12 doanh nghiệp nhận chứng chỉ ISO 14000, tăng 23,94% so với năm 2019. Đến nay, theo số liệu khơng chính thức, có gần 50 tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001: 1998. Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có 1.046 tổ chức/ doanh nghiệp được cấp chứng chỉ có hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn, trong đó, chứng chỉ về ISO vẫn chiếm hàng đầu với 1019 chứng chỉ. Các doanh nghiệp này hoạt động trong các lĩnh vực rất gần với những nhóm sản phẩm đã được các chương trình nhãn sinh thái trên thế giới lựa chọn. Từ năm 1999, các nhà sản xuất Việt Nam mới bắt đầu được nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14000 và chỉ có 2 tổ chức. Trong các năm sau, số lượng các tổ chức áp dụng ISO 14000 tăng nhanh hơn và chuyển dần từ phía các cơng ty, tổ chức nước ngồi tại Việt Nam sang phía các cơng ty, tổ chức liên doanh hoặc trong nước. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Việt Nam.

Việc áp dụng ISO 14001, bên cạnh lợi ích là giúp doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất dệt may nói riêng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động, cịn trở thành một cơng cụ kinh doanh nhạy cảm và cần thiết , đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Vì trong một chừng mực nào đó, ISO 14001 vẫn đang được xem là một rào cản phi thuế quan thương mại. Những quy định của WTO làm cho việc chứng nhận phù hợp với ISO 14001 trở thành một điều kiện của kinh doanh như một chứng minh tin cậy của bên cung cấp về khả năng quản lý mơi trường tốt của mình. Trong thời gian qua, để mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất sản phẩm liên quan đến dệt may, sợi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện cho hàng hóa từ nước ngồi vào trong nước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, khái niệm về nhãn sinh thái dường như vẫn chưa tiếp cận được đến chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Điều này có thể được chứng minh bằng tình hình thực tế. Từ sau

2010, chương trình nhãn sinh thái của Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động một cách tồn diện. Cần tiếp tục duy trì và khơng ngừng hồn thiện nội dung chương trình hoạt động. Ngồi ra, các doanh nghiệp dệt may đã quan tâm hơn đến các hệ thống quản lý khác như hệ thống phân tích nguy hiểm và kiểm sốt điểm tới hạn, hệ thống thực hành sản xuất tốt, hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, hệ thống an toàn chất lượng sản phẩm, hệ thống trách nhiệm xã hội. Việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn đã thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề xã hội nói chung và đối với chất lượng mơi trường nói riêng. Đây là một trong những điều kiện tạo sức mạnh giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng năng lực xuất khẩu và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.

Tuy nhiên, trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường, các doanh nghiệp sản xuất ngành dệt may gặp khó khăn khi áp dụng các tiêu chuẩn đo giới hạn về chất lượng, thiết bị, phương tiện, chi phí, phương pháp sản xuất, v.v.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị yếu thế trong việc lấy chất lượng hàng hoá làm phương tiện cạnh tranh, chưa có nhận thức đúng đắn và gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Hơn nữa, mối quan tâm của các doanh nghiệp mang tính thời vụ, năng lực tài chính yếu.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG áp DỤNG QUY ĐỊNH về môi TRƯỜNG của các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU sản PHẨM dệt MAY tại VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)