5. Kết cấu bài tiểu luận
3.1. Định hướng phát triển bền vững cho ngành dệt may Việt Nam
Hiện Việt Nam có hơn 6.000 nhà máy sản xuất, giải quyết khoảng 3 triệu việc làm trên cả nước và đóng góp khoảng 15% GDP. Tuy nhiên, do phát triển nhanh trong khi công nghệ chưa bắt kịp với thế giới đã khiến ngành bộc lộ nhiều điểm yếu như: năng suất thấp, mẫu mã chưa đa dạng… Trong khi đó, nhu cầu về các sản phẩm dệt may ngày càng đa dạng hơn, cơng nghệ chính xác cao, cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt, căng thẳng về nguồn lao động, chi phí gia tăng. Nếu các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời được cơ cấu sản phẩm, giảm mức sử dụng lao động, giảm thiểu tác động đến môi trường, nguồn nước… sẽ là lợi thế cạnh tranh cho ngành dệt may Việt Nam.
Trên thực tế, dệt may là một trong những ngành cơng nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nước, đặc biệt là trong công đoạn xử lý vải, nhuộm. Song, ngành cũng là nguồn gây nhiễm bẩn môi trường nước từ việc xả thải trong quá trình sản xuất. Theo Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc tại châu Âu (UNECE), để sản xuất 1 chiếc áo cotton, người ta phải sử dụng tới 2,7 m3 nước sạch và 150 gram hóa chất. Để làm ra các sản phẩm thời trang, nhiều công ty
trên thế giới đã đầu tư vào các nhà máy dệt, nhuộm. Chỉ tính riêng ở Việt Nam, Tập đồn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã rót gần 5 nghìn tỷ đồng vào dệt sợi, nhuộm và hạ tầng. Các nhà máy dệt, nhuộm sử dụng rất nhiều loại hóa chất như axit, dung mơi hữu cơ kiềm tính, thuốc nhuộm và chất màu, các hoạt chất bề mặt.
Dù nhận thức được những tồn tại mà ngành này đang gặp phải nhưng việc đầu tư cho quá trình xử lý nước thải của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, các nhà máy – khu cơng nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về xả thải nước do nhiều nguyên nhân khác nhau như khơng đủ nguồn tài chính đầu tư cho các thiết bị công nghệ xử lý nước thải… Thêm vào đó, chất lượng nước ngầm kém có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất của các nhà máy dệt may hoặc buộc họ phải chuyển sang sử dụng các nguồn nước khác.
Từ năm 2004, đã có một số dự án về môi trường và bảo vệ nguồn nước tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ triển khai. Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên nước, các nhãn hàng trong ngành may mặc đã cùng tham gia tài trợ nhằm hỗ trợ nâng cấp cải thiện thiết bị trong ngành dệt may để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đặc biệt, các nhà máy tại Việt Nam còn được nhiều nhãn hàng quốc tế như Nike, Gap, Adidas… hỗ trợ nâng cấp cải tiến thiết bị.
Tuy nhiên, những tác động của các dự án này đến chuỗi giá trị ngành dệt may chưa nhiều. Nguyên nhân là do các dự án thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn cấp 1, cấp 2 liên quan đến đầu tư nước ngoài, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vừa, siêu nhỏ hay các khu cơng nghiệp chưa có nhà tài trợ vươn tới cấp độ này. Đơn cử như ở khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long hiện có hơn 130 doanh nghiệp dệt nhuộm cỡ nhỏ cấp 3-4 (thường là vệ tinh của doanh nghiệp cấp 1). Các doanh nghiệp này chưa thực sự được tác động hỗ trợ về tiết kiệm điện và nước, trong khi đó họ lại là những doanh nghiệp xả thải trực tiếp. Đây là mảng tiềm năng để hỗ trợ hiệu quả trong thời gian tới.
Một vấn đề khá quan trọng trong q trình đầu tư cho xử lý “xanh hóa ngành dệt may” chính là nguồn tài chính. Các chuyên gia đã chỉ ra vấn đề này không phải doanh nghiệp nào cũng giải quyết được để sẵn sàng thực hiện đúng lộ trình. Đặc biệt, vấn đề tài chính khơng chỉ tồn tại ở cấp độ nhà xưởng mà cịn cả ở cấp độ khu cơng nghiệp. Vì thế, rất cần nhà nước xây dựng các khu cơng nghiệp có xử lý nước thải, phải kêu gọi đầu tư nhà máy về sợi – dệt – nhuộm hoàn tất để giúp ngành dệt may đủ sức cạnh tranh.