Một số vấn đề có thể xem xét cho những nghiên cứu sau:
• Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, nếu phát triển nghiên cứu theo hướng mở rộng thời gian nghiên cứu như của Fama và Frenh (2001), giai đoạn trước khủng hoảng, trong khủng hoảng và sau khủng hoảng thì sẽ rõ ràng hơn trong xu hướng chi trả cổ tức của cơng ty.
• Khi chính sách thuế cổ tức được áp dụng, giữa lợi suất từ cổ tức và lãi vốn là hai lựa chọn cần phải được cân nhắc bởi cơng ty. Do đó, thuế cổ tức sẽ ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức của cơng ty hay khơng.
• Trong số các doanh nghiệp niêm yết, xuất phát điểm của các doanh nghiệp là khác nhau, có doanh nghiệp đi lên cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước, có doanh nghiệp đi lên từ doanh nghiệp tư nhân…Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những cách thức quản lý, chiến lược kinh doanh khác nhau do đó sẽ ảnh hưởng đến ra quyết định chi trả cổ tức. Do đó, nghiên cứu trong tương lai có thể xét đến yếu tố loại hình doanh nghiệp ảnh hưởng đến quyết định cổ tức như thế nào.
• Ngồi ra, một số yếu tố khác như lạm phát, lãi suất, chu kỳ doanh nghiệp, GDP… cần phải xem xét để thực hiện ước tính trong mơ hình hồi quy.
KẾT LUẬN
Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm tình hình chi trả cổ tức bằng tiền các công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn 2006 – 2011. Bằng cách thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian đã cung cấp rõ hơn bức tranh tổng thể về những thay đổi trong đặc điểm các công ty ảnh hưởng đến chính sách cổ tức như thế nào và xu hướng chi trả cổ tức của các công ty này.
Nghiên cứu cũng giúp đưa ra một vài hàm ý về kỹ thuật và phân tích cơ bản ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Người tham gia thị trường có thể sử dụng nghiên cứu này để có thêm thơng tin ước tính dịng tiền vào và giá trị của một cổ phiếu để hỗ trợ ra quyết định đầu tư.
Phát hiện của nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống những vấn đề liên quan đến cổ tức tại thị trường mới nổi như Việt Nam. Những nghiên cứu liên quan về vấn đề nghiên cứu của bài này hầu hết ở thị trường các nước phát triển như Anh, Mỹ. Trong khi đó, luận văn lại tập trung vào thị trường chứng khoán Việt Nam (cụ thể nghiên cứu trên HOSE). Do đó, bài này đã hỗ trợ cho quan điểm rằng thị trường các nước mới nổi như Việt Nam có thể dựa trên nền tảng thị trường các nước phát triển như Anh và Mỹ.