Thực trạng việc chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học_xử lý tình huống chính trị _vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-1- 2011 đến ngày 19-1-2011, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X trình, quyết định:

Thơng qua Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáo giải trình của Đồn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hồn chỉnh và chính thức ban hành.

Thông qua Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020.

Giao Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố XI chỉ đạo Bộ Chính trị, căn cứ Báo cáo giải trình của Đồn Chủ tịch Đại hội, kết quả biểu quyết, để hồn chỉnh và chính thức ban hành.

Tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X (2006 - 2010) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 - 2015 nêu trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X trình Đại hội XI:

2.2. Thực trạng việc chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộĐảng Cộng Sản Việt Nam Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hơn 80 năm qua Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành các cuộc cách mạng, các cuộc kháng chiến thành công chống lại thực dân pháp và đế quốc Mỹ. Đồng thời Đảng cũng đã lãnh đạo đất nước vượt qua được những giai đoạn bị cấm vận của các thế lực thù địch. Không những vậy, trong những năm gần đây Đảng đã trực tiếp lãnh đạo và thực hiện đường lối đổi mới, mở

của và cải cách đất nước và đã giành được rất nhiều thắng lợi trong cơng cuộc này. Có được những thành tựu như vậy đó là do Đảng Cộng sản Việt Nam ln có được một đội ngũ cán bộ, đảng viên , đặc biệt là những lãnh đạo đủ đức, đủ tài đi tiên phong trong các phong trào cách mạng của dân tộc. Để có được các lớp lãnh đạo đủ đức, đủ tài đi tiên phong trong các phong trào cách mạng luôn kế tiếp này, Đảng đã thực hiện tốt vấn đề lựa chọn, bồi dưỡng lãnh đạo và chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các thế hệ lãnh đạo trong Đảng.

Xét theo cơ cấu độ tuổi đời, tuổi Đảng và trong từng thời kỳ cách mạng, có thể thấy từ trước đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam có các thế hệ sau:

Thế hệ đầu tiên: Đây là những bậc tiền bối có cơng đặt nền móng cho việc dựng Đảng, dựng nước, cho việc hoạch định con đường phát triển của dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là đầu tiên viết nên trang sử đầu tiên của truyền thống cách mạng và đấu tranh lãnh đạo của Đảng. Thế hệ thứ nhất đã cống hiến đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời tạo nên truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, là những tấm gương mẫu mực về đức, về tài trên các lĩnh vực, để lại di sản quý giá và hình ảnh tốt đẹp cho các thế hệ sau.

Thế hệ thứ hai, là thế hệ tham gia cách mạng tháng 8, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Họ là lớp người kế tục xứng đáng thế hệ trước, làm rạng rỡ, vẻ vang cho dân tộc Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam với những chiến công vĩ đại và thành tựu huy hoàng. Họ là những tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành với lý tưởng XHCN, về tinh thần hy sinh quên mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, của Đảng, hộ là những người đã nối tiếp xứng đáng và tô thắm truyền thống tốt đẹp của Đảng.

Thế hệ lãnh đạo thứ ba, là thế hệ của lớp người thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam. Đây là lớp người hùng hậu đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng của dân tộc, chiến thắng đế quốc Mỹ, đưa đất nước về một mối và xây dựng CNXH. Đồng thời họ cũng là những người đã tự vượt lên, khởi xướng, lãnh đạo và đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn. Thế hệ thứ ba đã để lại những tấm gương mẫu mực về sự kiên định về con đường phát triển của dân tộc, về ý chí vươn lên vượt qua thử thách, là người nối tiếp xứng đáng của thế hệ đàn anh.

Thế hệ thứ tư, là thế hệ gánh vác trọng trách thúc đẩy sự nhiệp đổi mới phát triển, hồn thành thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh , xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là thế hệ cần giải quyết và trả lời câu hỏi lớn đó là làm thế nào để giúp đất nước mình phát triển, vượt qua nghèo nàn, lạc hậu. Thế hệ thứ tư đang cố gắng nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha anh để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp, một nước khơng giỏi đấu tranh và cịn giỏi xây dựng kinh tế, làm giàu, trong xây dựng và phát triển con người.

Đảng Cộng sản Việt Nam , cách mạng Việt Nam có được các thế hệ lãnh đạo cách mạng kế tiếp xuất sắc như vậy bởi vì Đảng đã ln chú ý và quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ lãnh đạo, những người lãnh đạo sau, để khi chuyển giao quyền lãnh đạo và nhiệm vụ lịch sử cho họ, giúp họ có đủ sức, đủ tầm đáp ứng được yêu cầu.

Cách mạng là sự nghiệp chung, có sự đóng góp cống hiến của tất cả các thế hệ trong Đảng và trong xã hội. Kế thừa quy luật phát triển, việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuân theo quy luật kế thừa. Các

thế hệ đi trước, khai phá mở đường, ln có trách nhiệm và thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ sau với thái độ tin cậy, tôn trọng. Thế hệ sau tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên, ln kính trọng và biết ơn thế hệ đi trước.

Qúa trình chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra theo đúng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và với tinh thần Đảng, thắm tình đồng chí. Đó thực chất là sự chuyển giao trách nhiệm, nhiệm vụ, trọng trác trước Đảng, trước dân tộc, chứ đây không phải là sự tranh giành quyền lợi, đấu đã giữa các phe nhóm trong Đảng. Sự chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt hơn 80 năm qua đã không mắc phải một sai lầm nào, đã không mắc phải sự chủ quan, cá nhân chủ nghĩa. Mà sự chuyển giao ở đây được thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao trước dân tộc, với một thái độ khoa học và với một đạo lý của người cách mạng, những người cộng sản chân chính.

Trong thời kỳ đổi, mới đất nước , Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành việc chuyển giao quyền lãnh đạo thơng qua các kỳ đại hội tồn quốc. Ở những kỳ đại hội này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành xây dựng Cương Lĩnh, đường lối xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời cũng qua các kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo đúng quy định của Đảng.

Với những quy định mới về độ tuổi và tính kế thừa, phát triển trong các kỳ đại hội gần đây Đảng Cộng sản Việt Nam đã tăng cường lựa chọn nhiều lãnh đạo ở độ tuổi 40-50 vào Ban chấp hành Trung ương ở các cương vị lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt Đảng đã có những quy định khi các nhà lãnh đạo sẽ chỉ đương nhiệm trong thời gian hai nhiệm kỳ để cống hiến sức lực cho đất nước, sau khi hết thời gian cống hiến là hai nhiệm kỳ các lãnh đạo sẽ giữ những chức vụ khác nhau và vẫn có thể cống hiến sức lực cho Đảng và nhà nước.

Ngoài ra, một vấn đề hết sức quan trọng đó là việc đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ lãnh đạo trong Đảng cũng là một vấn đề mà Đảng rất quan tâm, vì chỉ khi chúng ta có sự chuẩn bị cho các thế hệ lãnh đạo trong một thời gian dài thì chúng ta mới có thể hồn thành được những mục tiêu đề ra khi có được những thế hệ lãnh đạo đủ đức, đủ tài giúp cho đất nước phát triển.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học_xử lý tình huống chính trị _vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w