Một số nhận xét về việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong Đảng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học_xử lý tình huống chính trị _vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Qua việc nghiên cứu về việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng thì chúng ta có thể có được một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ đảng nhìn chung

vẫn chưa thật sự tuân thủ nguyên tắc dân chủ một cách nghiêm ngặt. Các đảng còn bị chi phối bởi phần nào của các thế hệ đi trước, thậm chí có thể phụ thuộc vào một các nhân lãnh đạo đi trước.Với sự chỉ định, kế tục, hoặc sự giới thiệu người lãnh đạo sau mình, những nhà lãnh đạo đi trước có ảnh hưởng to lớn có khi cịn sắp đặt cả các vị trí lãnh đạo của các thế hệ lãnh đạo đi sau. Như vậy, mặc dù lý giải như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng là sự vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong đảng cộng sản.

Thứ hai, Việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng, là công việc

của Đảng, song với tư cách và vị thế của một đảng cầm quyền thì chúng ta thấy được rằng đó chưa có sự tham gia của tồn xã hội một cách triệt để nhất. Tuy người dân có thể có các đại diện thay mặt mình để chọn ra các người lãnh đạo cao nhưng như vậy chúng ta đã chưa có một cơ chế cụ thể nhằm giúp cho người dân có thể đóng góp trực tiếp tiếng nói và quyết định của mình vào việc lựa chọn lãnh đạo, lựa chọn người thay mặt mình quyết định các vấn đề quan trọng. Nếu Đảng muốn có được một sức mạnh tốt thì Đảng cần phải có những cơ chế tốt hơn để thu hút được sức lực và sự góp sức của nhân dân vào các công việc của Đảng.

Thứ ba, Việc chuyển giao quyền lãnh đạo trong nội bộ Đảng cộng sản cầm

quyền về nguyên tắc là cần phải được thực hiện theo đúng điều lệ của Đảng, trước hết là mặt thời gian theo định kỳ. Nhưng nhiều khi sự chuyển giao này mang tính chất đột biến, bất ngờ, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tình huống chính trị, các nguyên tắc của Đảng bị xem thường, bị vượt qua.

Thứ tư, Ở Đảng Cộng sản Việt Nam, việc chuyển giao quyền lãnh đạo

không thông qua cơ chế để các nhà lãnh đạo bộc lộ tài năng của mình và đồng thời khơng có những quy định buộc cá nhân các nhà lãnh đạo của Đảng phải thể hiện năng lực, sở trường của mình. Chính vì thế việc bầu chọn mang nặng cảm tính, ngồi ra cịn có yếu tố có cấu, thức bậc, trật tự. Chính vì vậy việc lựa chọn lãnh đạo chưa được thực hiện một cách tốt nhất. Chính vì vậy đơi khi những người lãnh đạo được lựa chọn chưa phải là những người có năng lực, có trình độ và là người xứng đáng nhất trong hàng ngũ của Đảng. Khiếm khuyết này cần phải phụ thuộc vào quy trình bầu cử rất chặt chẽ và cần sự mở rộng dân chủ trong Đảng. Như vậy vấn đề này cần phải có thời gian để Đảng cộng sản Việt Nam có những kế hoạch, có những quy định nhằm thực hiện tốt điều này.

Dù thế nào đi nữa, chúng ta với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cũng mới trải qua những năm tháng đầu, đất nước còn đang trên con đường phát triển, chính do vậy với những vấn đề cịn vướng mắc ở trên sẽ được giải quyết trong những thời gian tới. Và chắc chắn rằng những điều này sẽ ngày càng tốt hơn, sẽ ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn.

Chương 3: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NHIỆM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC LÃNH ĐẠO

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học_xử lý tình huống chính trị _vấn đề chuyển giao quyền lãnh đạo các cấp trong nội bộ của đảng cộng sản việt nam hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w