Tác động truyền tải của tỷ giá vào giá: Một hiện tƣợng phi tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 30 - 33)

9. Kết cấu đề tài

1.6 Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát

1.6.3 Tác động truyền tải của tỷ giá vào giá: Một hiện tƣợng phi tuyến

Winkelried (2003) chỉ ra rằng: tác động truyền tải của tỷ giá hối đối phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế. Ơng đã phân tích 5 biến kinh tế vĩ mơ có ảnh hƣởng quan trọng đến tác động truyền tải là: tính linh hoạt của tỷ giá, chu kỳ kinh doanh, sự mất cân bằng tỷ giá hối đối thực, cơ chế lạm phát và tình trạng đơ la hóa.

Hiệu ứng truyền dẫn cũng đƣợc chứng minh là một hiện tƣợng phi tuyến trong các cơ chế chính sách tiền tệ.

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái đều tập trung ở các nƣớc phát triển, đặc biệt là Mỹ. Khảo sát của Menon (1995) mô tả kết quả của 43 nghiên cứu nhƣ vậy (Dobrynskaya & Levando, 2005). Các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái ở các nƣớc đang phát triển cũng cho thấy

sự chuyển dịch tỷ giá suy giảm đáng kể từ những năm 1990 nhƣng vẫn cao hơn so với sự chuyển dịch ở các nƣớc phát triển (Frankel, Parsley & Wei, 2005).

Các nghiên cứu về sự chuyển dịch bất cân xứng chiếm phần nhỏ trong các nghiên cứu thực nghiệm về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái nhƣ Pollard & Coughlin (2004), Wickremasinghe & Silvapulle (2004).

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số nghiên cứu về sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái nhƣ Võ Văn Minh (2009), Bạch Thị Phƣơng Thảo (2011), Trần Ngọc Thơ & cộng sự (2012).

Nhận xét:

Qua cơ sở lý thuyết, và nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới, ta thấy ngoài thâm hụt ngân sách cịn có các yếu tố khác tác động đến lạm phát nhƣ: cung tiền, tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu xuất khẩu, tỷ giá hoái đoái, giá nhập khẩu, lãi suất,…

So với các nghiên cứu trƣớc đây, đề tài nghiên cứu này cung cấp một số phần mở rộng trong việc phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Xây dựng trên mơ hình điều chỉnh của Solomon và de Wet (2004) , đề tài nghiên cứu đƣa vào mơ hình các biến cung tiền (M2), nhu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu sử dụng 2 biện pháp đo lƣờng lạm phát khác nhau nhằm xem xét tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, tác giả trình bày tổng quan về lý thuyết thâm hụt ngân sách và lạm phát cũng nhƣ quan hệ giữa các yếu tố đối với lạm phát. Những nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế học trên thế giới về sự tác động của thâm hụt ngân sách tới lạm phát ở nhiều quốc gia và nhiều nền kinh tế khác nhau đã chỉ ra:

Thâm hụt ngân sách có tác động rõ rệt đến lạm phát tại các quốc gia đang phát triển có thâm hụt ngân sách lớn và lạm phát cao, nhƣng khơng có bằng chứng về sự tác động này trong các nền kinh tế tiên tiến có lạm phát thấp.

Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm quốc gia và tăng tổng cầu dẫn đến tăng mức giá chung làm tăng lạm phát. Thâm hụt ngân sách và lạm phát có mối quan hệ nhân quả.

Từ những nghiên cứu thực nghiệm trên cho thấy thâm hụt ngân sách về ngắn hạn có thể làm tăng GDP nhƣng về lâu dài thì gây ra bất ổn cho nền kinh tế và sẽ tác động đến lạm phát.

Qua đó, tác giả nhận thấy khơng chỉ thâm hụt ngân sách tác động đến lạm phát mà còn các yếu tố nhƣ: cung tiền, tỷ giá hối đoái, nhu cầu xuất khẩu và tăng trƣởng kinh tế.

Vì vậy, tác giả tập trung phân tích các yếu tố này để xem xét tác động của chúng đến lạm phát và mức độ tác động ra sao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)