Giải pháp xử lý bội chi ngân sách kiềm chế lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 64 - 67)

CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.1 Giải pháp xử lý bội chi ngân sách kiềm chế lạm phát

Chi tiêu thâm hụt và nợ cơng lớn có là vấn đề đáng lo ngại đối với nhà hoạch định chính sách tiền tệ khi quan tâm đến mức độ lạm phát của nền kinh tế? Thâm hụt ngân sách của chính phủ có dẫn đến lạm phát cao khơng? Khi nhìn vào dữ liệu các quốc gia, câu trả lời là : nó phụ thuộc. Một số nƣớc thâm hụt ngân sách cao thì cũng có lạm phát cao. Điều này cho thấy có một liên kết giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát. Thâm hụt ngân sách liên quan đến lạm phát cao ở các nƣớc, nguyên nhân do chi tiêu thâm hụt ngân sách liên quan đến lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế thông qua việc giới hạn ngân sách của chính phủ - mối quan hệ giữa nguồn lực và chi tiêu. Ở góc độ đơn giản, giới hạn ngân sách cho thấy tiền phải đến từ một nơi nào đó: nhƣ từ thuế hoặc vay. Nhƣng chính phủ cũng có thể sử dụng chính sách tiền tệ để tài trợ cho thâm hụt NSNN. Mức độ mà chính sách tiền tệ đƣợc sử dụng để giúp cân bằng ngân sách của chính phủ là chìa khóa xác định tác động của thâm hụt ngân sách đối với lạm phát.

Đề tài nghiên cứu phát hiện về mặt thực nghiệm tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát bằng cách áp dụng phƣơng pháp phân tích dữ liệu bảng cho 9 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1991-2012. Qua đó cho thấy thâm hụt ngân sách gia tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng trong lạm phát.

Đối với các nƣớc đang phát triển, các nƣớc đi lên từ nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật cịn thiếu thốn, trình độ kỹ thuật cơng nghệ thấp kém địi hỏi nhà nƣớc phải đứng ra đóng vai nhà cấp vốn quan trọng cho các chƣơng trình đầu tƣ cấu thành sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Các chƣơng trình này khơng những đòi hỏi thời gian, sức lực mà còn cần tới một khối lƣợng ngân sách khơng nhỏ. Do đó, việc lựa chọn ƣu tiên chiến lƣợc là tất yếu; hoặc nhà nƣớc xác định giảm thâm hụt ngân sách, kiềm chế lạm phát là mục tiêu chiến lƣợc bao trùm tất cả các mục tiêu khác, hoặc nhà nƣớc phải lựa chọn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu chiến lƣợc quan trọng nhất phải nhanh chóng đạt đƣợc. Nếu chọn mục tiêu chiến lƣợc là kiềm chế thâm hụt ngân sách, tiến tới cân bằng ngân sách thì

sẽ duy trì đƣợc thế ổn định của nền tài chính nhƣng con đƣờng phát triển kinh tế bị chậm lại. Nếu lấy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa làm mục tiêu trọng yếu thì mục tiêu kiềm chế thâm hụt ngân sách phải đặt xuống hàng thứ yếu cho đến khi năng suất lao động xã hội tăng lên đạt mức trung bình tiên tiên của thế giới, có nghĩa là phải chấp nhận quan điểm thâm hụt ngân sách.

Từ sự lựa chọn đó họ đƣa ra mức bội chi “hợp lý”, bảo đảm nhu cầu tài trợ cho chi tiêu cũng nhƣ đầu tƣ phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm cho nợ quốc gia ở mức hợp lý. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách nhƣ tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi ngân sách; vay nợ trong nƣớc, vay nợ nƣớc ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi tiêu;… Sử dụng phƣơng cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Sau đây là những biện pháp để kiểm soát và kiềm chế bội chi NSNN mà chính phủ các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đều áp dụng:

- Lập ra chƣơng trình rõ ràng về sử dụng các nguồn tài chính trong phạm vi tiềm năng tiền tệ của quốc gia.

- Tìm kiếm các nguồn bù đắp bội chi NSNN một cách hợp lý, hiệu quả và kiểm sốt q trình bội chi đó.

- Xác định khả năng trả nợ và phân cấp đối tƣợng cấp phát NSNN theo những thông số nhất định.

- Chi thƣờng xuyên không đƣợc vƣợt quá thu thƣờng xuyên- phƣơng pháp cân đối ngân sách này cho phép chính phủ giải quyết các yêu cầu cấp bách để ổn định đời sống và trật tự xã hội; nhu cầu chi cho đầu tƣ phát triển kinh tế là việc tìm kiếm nguồn vốn bù đắp: phát hành tiền và đi vay.

- Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế.

- Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tƣ công và chi thƣờng xuyên từ NSNN.

- Tăng cƣờng vai trị quản lý nhà nƣớc nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mơ và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế.

Trong việc quản lý cân đối NSNN ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng đƣơng đại, một nguyên tắc cơ bản luôn luôn đƣợc quán triệt là phân biệt rạch ròi về ranh giới

giữa thu thƣờng xuyên (thu từ thuế và các khoản khác không mang tính hồn trả) với chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển kinh tế.

Từ sự phân biệt này đã dẫn đến phƣơng pháp cân đối ngân sách nhƣ sau : lấy tổng số thu thƣờng xuyên so với tổng số chi thƣờng xuyên, yêu cầu chung là chi thƣờng xuyên không đƣợc vƣợt quá thu thƣờng xuyên. Số cịn lại đƣợc so với dự tốn chi đầu tƣ phát triển kinh tế để xác định số bội chi ngân sách và tìm biện pháp bù đắp. Nhƣ vậy, toàn bộ số thâm hụt ngân sách đƣợc thể hiện ở nhu cầu chi đầu tƣ phát triển kinh tế và việc tìm kiếm nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách cũng chính là việc tìm kiếm nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế.

Phƣơng pháp cân đối ngân sách trên vạch ra một ranh giới rõ ràng về phạm vi chi thƣờng xuyên nằm trong nguồn thu từ thuế. Các nguồn thu bù đắp chỉ phục vụ cho chi đầu tƣ phát triển kinh tế.

Trên đây là những biện pháp kiềm chế thâm hụt ngân sách của nền kinh tế thị trƣờng nhằm kiềm chế lạm phát. Nhƣ đã biết, các quốc gia không chỉ đối mặt với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà cịn có các mối quan hệ khác biệt giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát; giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Các quốc gia Đông Nam Á với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và mức sống khác nhau, thì tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát cũng sẽ khác nhau về cách thức và mức độ. Song tùy từng điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và mục tiêu quốc gia đặt ra mà ta vận dụng cho phù hợp. Sau đây tác giả sẽ phân tích tình hình Việt Nam để vận dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách đến lạm phát, trường hợp các quốc gia đông nam á (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)