Hoạt động xuấtkhẩu của ngành dệt may tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ KHU VỰC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

2.1.3.1. Diễn biến xuất khẩu dệt may ở Việt Nam

Ngành dệt may là một ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam, xét về khía cạnh cơng nghiệp, sản lượng, xuất khẩu và việc làm. Xuất khẩu từ Việt Nam trong các ngành hàng dệt may, giày dép đã tăng gần gấp đơi trong vịng 5 năm qua (Finn, 2019). Việt Nam hiện tại xếp vị trí thứ 4 về tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm về dệt may theo thông số mà Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) công bố năm 2019. Ngành dệt may Việt Nam nhờ thuận lợi về yếu tố nguồn nhân lực lớn, dồi dào và giá rẻ nên có ưu thế so với ngành dệt may của nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo của ILO – tổ chức lao động quốc tế (2021), trong năm 2011, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đã tăng 32%, cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, và hơn gấp đôi mức tăng ở Trung Quốc trong cùng kỳ. Năm 2018, tổng giá trị hàng dệt may xuất khẩu tăng 16,7% (so với năm 2017), chiếm khoảng 30 tỷ USD giá trị, tương đương 12,5% kim ngạch xuất khẩu quốc gia (Số liệu từ Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2018).

Như đã đưa ra thông tin trong hai bảng xếp loại giá trị xuất khẩu là 2.1 và bảng 2.2, vị trí của Việt Nam đang ngày càng tăng cao trên thị trường xuất khẩu của ngành dệt may thế giới.

Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu rịng dệt, may Hình 2.4. Tỷ trọng xuấtkhẩu ròng trên GDP

Nguồn: VCBS tổng hợp từ WTO

Ngành dệt may Việt Nam có giá trị xuất khẩu rịng chiếm khoảng 5-7% GDP Việt Nam. Hết nửa đầu năm 2021, tỷ trọng này đạt 4,37%, giảm nhiều so với con số 5,85% cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng cán cân thương mại trung bình từ 5% trong 2015-2017, tăng vọt lên 52% vào năm 2019 và -7% vào năm 2020 (đạt 17 tỷ USD) do tác động của dịch Covid-19. Hết 1H.2021 giá trị xuất khẩu ròng đạt 7 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ. Hết 8T.2021, giá trị xuất khẩu ròng đạt 11 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ, tương đương 65% giá trị năm 2020.

2.1.3.2. Một số thị trường xuất khẩu dệt may chính

Thị trường xuất khẩu xơ, sợi dệt của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, chiếm đến gần 60%. Năm 2020, giá trị xuất khẩu xơ, sợi dệt sang Trung Quốc là 2 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, 7T.2021 con số này có sự giảm nhẹ, xuống cịn gần 40%, thay vào đó là sự đa dạng các thị trường xuất khẩu như Bangladesh, Mỹ và EU,v.v.

Hình 2.5. Tỷ trọng lần lượt của thị trường xuất khẩu xơ, sợi và thị trưởng xuất khẩu dệt, may của Việt Nam năm 2020 (Nguồn: VCBS tổng hợp từ WTO)

Trong khi đó, hàng may mặc của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ (chiếm đến 45%-50% giá trị xuất khẩu hàng may mặc). Năm 2020, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 14 tỷ USD, trong khi hết 7T.2021, con số này là 7,6 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu may mặc có xu hướng phân hóa đa dạng hơn, trong đó tỷ trọng xuất khẩu xuất khẩu sang Eu, Trung Quốc, Úc, v.v tăng nhẹ. Thị trường Mỹ thường chiếm đến 45%-50% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và thị trường Việt Nam cũng luôn đứng Top 02 giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ (2016-1H.2020), chiếm 15%-19% thị phần nhập khẩu hàng may mặc vào Mỹ, sau Trung Quốc.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ KHU VỰC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w