Vấn đề môi trường trong ngành dệt may trên thế giớ

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ KHU VỰC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

2.2.1.1. Hoạt động gây ô nhiễm trong chuỗi cung ứng của ngành dệt may

Các tác động môi trường tập trung ở một số điểm nhất định trong chuỗi cung ứng, đặc biệt trong bốn lĩnh vực:

● Quy trình dệt, nhuộm và hoàn thiện trong sản xuất dệt may; ● Sử dụng năng lượng;

● Chất thải dệt liên quan đến quá trình lắp ráp hàng may mặc;

● Lượng khí thải vận chuyển xuyên suốt chuỗi cung ứng dưới dạng nguyên liệu và sau đó là sản phẩm cuối cùng vận chuyển trên tồn cầu.

Tuy nhiên, các tác động đáng kể nhất nằm trong hai lĩnh vực đầu tiên, với ảnh hưởng chính bắt nguồn từ cường độ sử dụng tài nguyên nước, sử dụng hóa chất, xả nước thải và thiếu các quy trình xử lý, sử dụng năng lượng và cường độ carbon cao khi sử dụng điện.

Hình 2.6. Đầu vào và dịng thải của quá trình sản xuất (Nguồn: WWF)

Sơ đồ này cho thấy các đầu vào và các dịng thải của một q trình xử lý ướt hàng dệt nói chung. Các dịng chất thải có thể khơng thể bị loại bỏ hồn tồn nhưng chúng có thể được giảm thiểu và làm sạch trước khi được sử dụng làm đầu vào cho q trình khác hoặc xả ra mơi trường. Ngành đã ghi nhận những nỗ lực từ các bên liên quan trong việc cải tiến kỹ thuật, công nghệ và thực hành quản lý để mang lại tác động tích cực về tài chính và mơi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

2.2.1.2. Tác động cụ thể của ngành dệt may đến mơi trường

Ơ nhiễm nguồn nước:

Một đặc điểm quan trọng của ngành dệt may là lượng chất thải hóa học xả thải lại mơi trường rất nhiều. Cụ thể, để sản xuất 1 kg vải, thông thường, người ta tiêu tốn 200 lít nước qua các q trình giặt xơ, tẩy, nhuộm và sau đó là làm sạch thành phẩm. Và để sản xuất 1 sản phẩm quần áo hoàn chỉnh phải trải qua rất nhiều công đoạn như rửa, nhuộm, tẩy trắng hoặc in ấn. Do đó, hàng nghìn hóa chất khác nhau được sử dụng trong các hoạt động này. Việc sản xuất một chiếc áo phông hồn chỉnh tiêu thụ 2.495 lít nước (Komisja Europejska, 2012) trong đó bao gồm cả hóa chất và thuốc nhuộm được xả trở lại mơi trường và gây ô nhiễm. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở việc sử dụng nhiều, mà trên thực tế là nước thải thường không được xử lý để loại bỏ các chất ô nhiễm trước khi chúng được thải ra môi trường. Kết quả là, theo nghiên cứu của EMF (2017), 20% ô nhiễm nước cơng nghiệp trên tồn cầu là do nhuộm và xử lý hàng dệt may. Các chất như formaldehyde, clo và kim loại nặng được thải vào các vùng nước và chúng được tiêu thụ trong các hoạt động hàng ngày của một số lượng lớn người dân. Đây cũng là nguyên nhân

Ơ nhiễm khơng khí:

Cụ thể, các chất gây ơ nhiễm khơng khí do ngành dệt may tạo ra bao gồm:

● Oxit nitơ và lưu huỳnh đioxit được tạo ra trong các công đoạn sản xuất năng lượng; ● Các thành phần hữu cơ dễ bay hơi (VOC) được sản xuất trong quá trình phủ, đóng rắn,

làm khơ, xử lý nước thải và lưu trữ hóa chất;

● Hơi anilin, chất mang Hydro sunfua, clo và clo dioxit sinh ra trong công đoạn nhuộm và tẩy trắng.

Lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này cũng rất đáng kể, chiếm 6–8% tổng lượng khí thải tồn cầu (Niinimaki và cộng sự, 2020). Vào năm 2015, con số này tương đương với lượng phát thải 1,7 tỷ tấn carbon dioxide (UK, 2019), nhiều hơn tất cả các chuyến bay quốc tế và vận chuyển hàng hải cộng lại (Sumner, 2019). Những con số được lý giải vì hơn 60% hàng dệt may được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc được sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ. Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào than cứng và khí tự nhiên để sản xuất điện và nhiệt, làm tăng mạnh tác động của hoạt động sản xuất sản phẩm may mặc tới mơi trường.

Ơ nhiễm chất thải rắn:

Ngành dệt may tạo ra rất nhiều chất thải rắn. Trên toàn cầu, mỗi năm, khoảng 90 triệu mặt hàng quần áo được đưa vào các bãi chôn lấp (theo ILO, 2021). Hơn nữa, chất thải được thải ra các khu vực nguồn nước, gây ra các vấn đề về môi trường.

Một số chất ô nhiễm trong các bãi chôn lấp bao gồm:

● Xơ sợi, phế liệu sợi, đồ vụn và chất thải đóng gói được tạo ra trong q trình chuẩn bị sợi;

● Bùn thải và các chất giữ lại trong xử lý nước thải;

● Thùng đựng hóa chất và thuốc nhuộm dùng trong nhuộm và hoàn thiện vải dệt.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ KHU VỰC PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w