Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

1.3.2.3 .Môi trường thị trường và áp lực cạnh tranh

2.1. Khái quát về tình hình hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng thương mạ

2.2.1. Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam

Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thời gian đầu xuất phát chủ yếu do các ngân hàng quốc doanh góp vốn với tư cách cổ đông Nhà nước với mục đích giúp Nhà nước kiểm sốt hoạt động của các ngân hàng cổ phần. Chính phủ đã chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã được lựa chọn để góp vốn với tư cách cổ đơng nhà nước. Sự hiện diện của các ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vượt ra ngồi khn khổ pháp lý cũng như nhứng yếu kém ban đầu của các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập. Bên cạnh đó, xét về góc độ nghiệp vụ, các ngân hàng quốc doanh lớn đã chia sẻ những kinh nghiệm về quản trị , kinh doanh và thậm chí cả nguồn nhân lực cho các ngân hàng họ góp vốn. Cùng với thời gian và sự phát triển lớn mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng của các hình thức sở hữu chéo cũng có những biến đổi.

Giai đoạn năm 2006-2011, thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ kéo theo việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính đã làm gia tăng tình trạng sở hữu chéo , đặc biệt là hình thức Ngân hàng sở hữu Ngân hàng và doanh nghiệp sở hữu Ngân hàng.

Theo chủ trương của chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước được phép tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng càng tạo điều kiện cho các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước và kể cả tư nhân cũng tham gia sở hữu ngân hàng. Đến nay , hầu hết các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước đều sở hữu ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)