Chương 1 Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
1.3 Quy trình thực hiện kế tốn trách nhiệm
1.3.5.2 Đối với trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu được đánh giá qua các khía cạnh sau :
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu.
- Kiểm sốt sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ
tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nhằm đảm bảo hiệu quả lợi nhuận trên doanh thu.
- Xác định các nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến sự biến động
của doanh thu để có biện pháp nâng cao doanh thu, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Trung tâm doanh thu được xem là đạt được mục tiêu chung của tổ chức khi có
mức chênh lệch doanh thu dương, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được đảm bảo. Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm doanh thu có chênh lệch âm thì đây là điều bất lợi. Dấu hiệu này thể hiện sự bất thường về tình hình kiểm sốt, q trình tiêu thụ sản phẩm, giá cả chưa phù hợp hay chính sách tiêu thụ chưa đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thực tế so với dự toán.
- Đảm bảo được sự gia tăng tốc độ lợi nhuận cao hơn sự gia tăng tốc độ về vốn.
- Ngoài ra, trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận cịn được thể hiện ở việc hồn
thành trách nhiệm về chi phí, doanh thu như ở trung tâm chi phí và trung tâm doanh thu. Thành quả của trung tâm lợi nhuận được xem là tốt khi đạt mức chênh lệch dương về lợi nhuận, về tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. Ngược lại, nếu thành quả của trung tâm là chênh lệch âm thì đây là dấu hiệu bất lợi mà nhà quản lý cần phải giải thích những bất lợi về chi phí, doanh thu, về mức vốn phân cấp cho quản lý, sử dụng.
1.3.5.4 Đối với trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư được xem là hoàn thành trách nhiệm trong kỳ quản lý khi :
- Đạt được mức chênh lệch dương về sự thực hiện chỉ tiêu RI, ROI hay EVA.
- Kiểm soát và hạn chế được những hạn chế khi xem xét đánh giá từng chỉ tiêu RI,
ROI trong quản lý.
- Đạt được hiệu quả của việc đầu tư vốn tại các cấp quản lý.
Căn cứ vào thành quả hoạt động ở trung tâm đầu tư để nhà quản trị có sự điều chỉnh và có quyết định đầu tư đúng đắn, nên mở rộng vốn đầu tư hay không và nên đầu tư vào lĩnh vực hay bộ phận nào thì hiệu quả mang lại cho tổ chức là tối ưu nhất.
Tóm tắt các trung tâm trách nhiệm
Nội dung Trung tâm
Chi phí Trung tâm doanh thu Trung tâm Lợi nhuận Trung tâm Đầu tư Phạm vi kiểm soát của nhà quản lý trung tâm
Chi phí Doanh thu Lợi nhuận, chi phí và doanh thu
Chi phí, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả vốn đầu tư Phạm vi không kiểm
soát của nhà quản lý trung tâm
Doanh thu, đầu tư và lợi nhuận
Chi phí và đầu tư Đầu tư
Chỉ tiêu đánh giá tài chính
- Tỷ lệ chi phí/ doanh thu. - Mức chênh lệch chi phí thực tế so với dự toán hoặc kế hoạch.
- Mức chênh lệch doanh thu thực tế so với dự toán. - Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
- Mức chênh lệch lợi nhuận thực tế so với dự toán. - Tỷ suất lợi nhuận/ vốn - Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI. - Lợi nhuận còn lại RI.
- Giá trị kinh tế tăng thêm EVA. Thông tin phi tài
chính để đánh giá trách nhiệm
Ảnh hưởng đến hoạt động của các yếu tố ngồi chi phí.
Ảnh hưởng đến hiệu quả trung tâm từ hoạt động của các yếu tố ngoài doanh thu.
Ảnh hưởng đến hiệu quả trung tâm từ hoạt động của các yếu tố ngoài lợi nhuận, chi phí, doanh thu
Ảnh hưởng đến hiệu quả trung tâm từ hoạt động của các yếu tố ngoài chi phí, doanh thu, lợi nhuận, vốn đầu tư.
Yêu cầu đánh giá trách nhiệm
- Mức độ thực hiện chi phí so với dự toán. - Các yếu tố làm gia tăng chi phí. - Mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu tạo ra..
- Mức độ hoàn thành doanh thu so với dự toán theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. - Phân tích các yếu tố gia tăng doanh thu... - Mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thực tế so với dự toán. - Khả năng lợi nhuận thực hiện/ Doanh thu có hợp lý không? - Mức độ gia tăng doanh thu... - Mức độ hiệu quả của việc đầu tư vốn tại các cấp quản lý.
- Điều chỉnh và có quyết định đầu tư vốn mở rộng. ....
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp
Trung tâm đầu tư
Người quản lý : Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên
Trách nhiệm : tối đa hóa lợi nhuận, quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Chỉ tiêu đánh giá : Lợi nhuận đạt được, ROI, RI, EVA
Nguồn tài liệu : (Nguyễn Ngọc Quang, 2012).
Trung tâm chi phí định mức khối SX
Người quản lý : Phó Tổng giám đốc SXKD Trách nhiệm : Thực hiện kế hoạch SXKD Chỉ tiêu đánh giá : Giá nhập kho nguyên vật liệu, kiểm sốt các chi phí phát sinh trong sản xuất.
Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí dự tốn khối quản lý Người quản lý : Phó Tổng giám đốc tài chính
Trách nhiệm : Quản lý chi phí hiệu quả, tiết kiệm.
Chỉ tiêu đánh giá : Kiểm sốt chi phí quản lý.
Trung tâm lợi nhuận Người quản lý : Tổng giám đốc Cơng ty. Trách nhiệm : Tối đa hóa lợi nhuận Chỉ tiêu đánh giá : Lợi nhuận đạt được. Trung tâm doanh thu
Người quản lý : Phó Tổng giám đốc kinh doanh, cửa hàng trưởng.
Trách nhiệm : Tối đa hóa doanh thu Chỉ tiêu đánh giá : Doanh thu thực hiện so với kế hoạch.
1.4 Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm
Cùng với quá trình xác định các trung tâm trách nhiệm, chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của các trung tâm và lập báo cáo, kế toán trách nhiệm còn kết hợp với một số nội dung khác để đánh giá các trung tâm. Các nội dung có liên quan là cơ sở phân tích, đánh giá các trung tâm một cách chính xác hơn, đó là :
1.4.1 Nhận diện và phân loại chi phí kinh doanh
Yêu cầu các nhà quản trị bộ phận nhận diện các cách phân loại chi phí, theo cách ứng xử chi phí được phân thành định phí, biến phí, theo từng bộ phận quản trị chi phí được phân thành kiểm soát được và khơng kiểm sốt được. Ngồi ra, chi phí cịn được phân thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Tất cả chi phí phải được nhận diện và phân loại trong từng báo cáo trách nhiệm.
1.4.2 Dự toán cho các trung tâm trách nhiệm
Khi xây dựng các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp, dự toán tổng hợp được đề ra để hoàn thành mục tiêu đó. Đồng thời được phân chia thành các dự toán trách nhiệm. Việc phân chia này sẽ giúp cho nhà quản lý biết rõ được các chỉ tiêu và phần việc của mình cần hồn thành. Dựa vào dự tốn, kế tốn trách nhiệm có thể đánh giá được khả năng quản lý và hồn thành các cơng việc của mỗi bộ phận. Ngồi ra, thơng tin dự tốn có thể dự báo trước một số vấn đề có thể phát sinh, từ đó nhà quản trị đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi của dự tốn.
1.4.3 Định giá sản phẩm, dịch vụ chuyển giao nội bộ
Khi các bộ phận trong cùng đơn vị cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ qua lại lẫn nhau sẽ phát sinh việc tính giá chuyển giao nội bộ. Giá chuyển giao nội bộ có thể xác định theo chi phí sử dụng, giá thị trường và giá thương lượng. Việc xác định này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các trung tâm tham gia chuyển đổi nên cần thiết định giá một cách phù hợp, có thể chấp nhận được.
1.4.4 Phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm
Chi phí phát sinh trực tiếp tại trung tâm được đưa trực tiếp vào tính kết quả nhưng chi phí gián tiếp có liên quan đến nhiều trung tâm thì kế tốn cần phân bổ. Kế tốn cần
tâm, và đây cũng là mục đích của việc kiểm sốt trung tâm chi phí, khuyến khích các trung tâm tiết kiệm chi phí, làm việc hiệu quả hơn.
1.4.5 Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
Đây là việc tính ra số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, địn bẩy kinh tế và nó chỉ có ý nghĩa đối với các trung tâm lợi nhuận cùng cấp. Thơng qua việc tính tốn các chỉ tiêu về số dư đảm phí, kế tốn trách nhiệm phân tích các số dư của các trung tâm lợi nhuận, tức là có phần đóng góp trong doanh số bán hàng để cân đối chi phí hoạt động, phản ánh được kết quả, hiệu quả hoạt động của các trung tâm lợi nhuận.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Phân quyền quản lý là một yêu cầu cấp thiết mà doanh nghiệp phải thực hiện để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Sự phân cấp, phân quyền phù hợp với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nhà quản trị phát triển chuyên môn nghiệp vụ của mình, thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, chủ động và linh hoạt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Phân quyền giúp nhà quản trị cấp cao giảm bớt các công việc xử lý sự vụ hàng
ngày, có thời gian tập trung nhiều hơn vào các công việc liên quan đến chiến lược kinh
doanh và quản lý vĩ mô của đơn vị.
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, được hình thành nhằm thực hiện cơng tác quản lý, đo lường, kiểm sốt, cung cấp cho nhà quản trị các
thông tin, chỉ tiêu để đánh giá thành quả quản lý của từng bộ phận, trung tâm trách nhiệm
trong một tổ chức. Nhiệm vụ của tổ chức này là xây dựng các trung tâm trách nhiệm phù hợp với cơ cấu tổ chức, đặc điểm kinh doanh của mình, thơng qua đó thiết kế hệ thống thơng tin kế toán quản trị phục vụ cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp kiểm sốt được chi phí, doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả vốn đầu tư.
Trong Chương 1, luận văn đã giới thiệu tổng quát một số kiến thức cần thiết về kế toán trách nhiệm làm cơ sở lý luận cho các chương sau. Trong đó, mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm bốn trung tâm trách nhiệm là : Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mỗi trung tâm sẽ tương ứng với một cấp quản trị thích hợp, phụ thuộc vào quyền kiểm soát của nhà quản trị đối với trung tâm đó. Tùy từng trung tâm mà kế tốn trách nhiệm sẽ có những cơng cụ để đánh giá thành quả khác nhau.
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC KẾ TỐN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG BÌNH PHƯỚC 2.1 Sự hình thành và phát triển của Cơng ty
2.1.1 Quá trình hình thành
Cơng ty Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Bình Phước là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo Quyết định số 177/ BXD-TCLĐ ngày 24/3/1997 của Bộ Xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi Công ty nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Căn cứ Quyết định số 1529/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt Đề án và chuyển Công ty Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Bình Phước thành Cơng ty TNHH Một thành viên Xây dựng Bình Phước.
Cơng ty Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Bình Phước được chuyển đổi thành Cơng ty TNHH Một thành viên Xây dựng Bình Phước, là doanh nghiệp do UBND tỉnh Bình Phước làm Chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, hạch tốn độc lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2015
Cơng ty TNHH Một thành viên Xây dựng Bình Phước sẽ được chuyển đổi thành Cơng ty
cổ phần.
Cơng ty hiện có 5 phịng ban và 8 đơn vị trực thuộc với hơn 170 cán bộ nhân viên, với nhiều ngành nghề hoạt động. Các ngành nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu của
Công ty là : Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, cơng trình kỹ thuật, hạ tầng
đô thị, khu công nghiệp; Khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng; Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.
2.1.2 Về pháp nhân Công ty
Tên tiếng Việt : Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng Bình Phước. Tên tiếng Anh : Binh Phuoc Construction Company Limited.
Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Tên giao dịch viết tắt : BICOCO.
Trụ sở chính : số 152 đường Hùng Vương, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xồi, tỉnh Bình Phước.
Vốn nhà nước : 185 tỷ đồng (tính đến ngày 31/12/2012).
2.1.3 Mục tiêu hoạt động của Cơng ty
- Tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp;
- Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, an toàn nhất, giá cả
hợp lý nhất;
- Đóng góp, xây dựng và phát triển địa phương, quê hương Bình Phước ngày càng
phát triển và giàu mạnh.
2.1.4 Phương hướng phát triển
- Tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cao
cho đơn vị, không đầu tư dàn trải;
- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức đảm bảo gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả;
- Xây dựng đề án tái cấu trúc để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo đúng lộ
trình của Chính phủ. Hiện nay, Cơng ty đang thực hiện quyết tốn các cơng trình để xác định giá trị đầu tư nhằm thuận lợi cho cơng tác cổ phần hố doanh nghiệp.
2.1.5 Thuận lợi và khó khăn
2.1.5.1 Thuận lợi :
- Là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nên Công ty luôn nhận được sự quan tâm,
hỗ trợ của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành trong tỉnh tạo điều kiện để Cơng ty thực hiện hồn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Cơng ty có đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao và giàu kinh nghiệm;
- Công ty hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ đa dạng,
phong phú và chất lượng.
2.1.5.2 Khó khăn :
- Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây luôn gặp nhiều khó khăn, lạm
phát tăng cao, đầu tư cơng bị hạn chế dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm và nhận thầu cơng trình thi cơng của Cơng ty giảm sút đáng kể.
2.2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty
Bộ máy tổ chức hoạt động của Cơng ty gồm có : - Hội đồng thành viên;
- Kiểm soát viên;
- Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc;
- Bộ máy giúp việc :
(1) Phòng Kế hoạch – Kinh doanh;
(2) Phòng Kế tốn – Tài chính; (3) Phịng Khống sản; (4) Phịng Tổ chức – Hành chính; (5) Phịng Kỹ thuật - Dự án; - Các đơn vị trực thuộc : (1) Xí nghiệp Xây lắp số 1;
(2) Xí nghiệp Cơ giới thi cơng cầu đường – Thủy lợi;
(3) Xí nghiệp Tư vấn Thiết kế;
(4) Xí nghiệp khai thác và chế biến đá Thuận Lợi;
(5) Xí nghiệp khai thác và chế biến đá Núi Gió;
(6) Xí nghiệp khai thác khống sản Phu Miêng;
(7) Xí nghiệp Thu phí Tân Lập;
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động Cơng ty TNHH MTV Xây dựng Bình Phước
`
Ghi chú :
Ghi chú : Triển khai phối hợp thực hiện Lãnh đạo trực tiếp