Quyết tâm chính trị

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 27 - 29)

Cho đến nay, có thể nói tham nhũng ở nước CHDCND Lào đã trở nên phổ biến, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, với những biểu hiện tinh vi, đa dạng và đã đến mức báo động (như vụ đã nêu qua ). Nếu tình trạng tham nhũng khơng được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn đến hậu quả khơn lường.

Đảng cho rẳng“ tham nhũng đã và đang là nguy cơ đe dọe sự tồn vong và thành bại của tổ chức và cán bộ…” [6, tr.7]. Chính vì thế, gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều pháp lý về phòng, chống tham nhũng như:

- Luật về kiểm tra, giám sát của quốc hội được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 22/10/2004, luật này đã định mục đích để phát hiện thấy, xử lý, phòng và chống hiện tượng tiêu cực của xã hội trong đó có tham nhũng;

- Luật phịng, chống tham nhũng được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2005, luật này định mục đích là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ các cơ hội điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán

bộ cơng chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thộng qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngửa, phát hiện và xử lý tham nhũng;

- Bộ Luật hình sự năm 2005, trong Mục A quy định Các tội phạm đặc

biệt, Điều 174, trong đó gồm các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; tội lạm dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; tội giả mạo trong công tác.

Chế tài đối với hành vi tham nhũng là rất rõ ràng và nghiêm khắc: Ví dụ, về tội tham ơ: người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 1,000,000 kíp đến dưới 20,000,000 kíp, nhưng gây hậu quả nguy hiểm (theo quy định của luật này) thì có thể bị phạt tù từ một năm đến hai năm; Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 1 tỷ kíp trở lên, nhưng gây hậu quả nguy hiểm (theo quy định của luật này) thì có thể bị phạt tù từ 18 năm đến hai mươi năm;

- Quyết định số 269/QĐ-TTg, ngày 17/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm chống lãng phí, quyết định đã quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cán bộ, công chức, viên chức; về chế độ hội họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; về việc xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính và chỉ thị để chỉ đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ đô Viêng Chăn tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động công vụ, nâng cao tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động cơng vụ; nâng cao tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, cải cách thủ tục hành chính;

- Luật thanh tra Nhà nước được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 02/07/2007 có mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong đó có tham nhũng;

- Luật kiểm tốn được Quốc hội ban hành nhày 03/07/2007 đã nâng cơ quan kiểm toán và hoạt động kiểm toán lên một vị thế xứng đáng, tạo điều kiện thuân lợi để kiểm toán nhà nước phát huy vai trị tích cực của mình, góp phần bảo vệ trật tự, kỷ cương trong việc xử dụng ngân sách nhà nước cũng như đấu tranh chống tham nhũng;

- Chiến lược quốc gia chống tham nhũng đến năm 2020, ban hành ngày 04/12/2012, chiến lược có kết cấu gồm 04 phần: Bối cảnh ban hành chiến lược; Mục đích, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo; Nội dung, giải pháp chống tham nhũng; Trách nhiệm và tổ chức thực hiện;

- Ngày 04/06/2013, Chính phủ đã ra Nghị định số 159/CP về minh bạch tài sản, thu nhập;

- Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ra Nghị quyết số 02/ NQ/TƯ, ngày 31/05/2012 về “tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,

phòng và chống tham nhũng trong điều kiện mới”; trong Nghị quyết, Đảng đã

quan điểm về công tác kiểm tra, về tham nhũng; định mục đích, mục tiêu kiểm tra, phương hướng, nhiệm vụ của công tác kiểm tra trong các lĩnh vực và cách xử lý;

- Ban bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 01/BBT-TƯ, ngày 25/06/2012 về công tác giám sát của đảng ủy đối với tổ chức đảng và đảng viên;

- Bộ chính trị ra quyết định số 02/BCT-TƯ, ngày 26/06/2012 về điều cấm đối với đảng viên;

- Bộ chính trị ra quyết định số 03/BCT-TƯ, ngày 26/06/2012 về trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo - quản lý trong thực hiện nhiệm vụ của mình;

- Nghị quyết Đại hội toàn Quốc lần IX của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã nhấn mạnh“Nghiêm túc, quyết liệt phòng, chống tham nhũng” [9, tr.142] và “Đẩy mạnh phòng, chống và loại trừ bệnh quan liêu” [9, tr.143].

Những pháp lý đã nêu trên đều tập trung vào phòng, chống tham nhũng và đã từng bước hạn chế được tình trạng tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w