Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, “ bao giờ Đảng và Nhà nước cũng coi công tác chống tham
nhũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và lâu dài trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền” [2, tr.3] và những quan điểm
cần phải nắm vững để hành động, đó là:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo chặt chẽ cơng tác phịng, chống tham nhũng;
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của tồn dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, không ai khác, Đảng nhân dân cách mạng Lào phải đứng ở vị trí tiên phong trong cuộc chiến phịng, chống tham nhũng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do vậy, trong cơng tác phịng, chống tham nhũng, phải dựa vào dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực sự tin dân, gần dân, hiểu dân, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Trong cuộc đấu tranh này, phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các phương tiện thơng tin đại chúng và tồn thể nhân dân trên cơ sở đảm bảo tính kiên trì, kiên quyết, thận trọng khách quan và thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự. Phịng, chống tham nhũng phải bắt đầu từ trên xuống dưới, từ trong nội bộ tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể ra ngồi nhân dân.
Cuộc đấu tranh này, khi tiến hành, phải củng cố vững chắc được niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; phải lấy mục tiêu chống tham nhũng làm nội dung chính trong việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng; phải động viên được quần chúng tích cực tham gia phát hiện và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng. Mặt khác, hết sức chú trọng đến vai trị của báo chí, coi
đó là diễn đàn có hiệu quả nhất để nhân dân tham gia đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó phải khơng ngừng cải cách nền hành chính nhà nước để có được một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, hiểu dân và ln gắn bó với dân đúng với bản chất của nó: Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thứ hai, phịng, chống tham nhũng phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đồn kết tồn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
Mục tiêu của chế độ mà Đảng và nhân dân đang hướng tới là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; là xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu này thì khơng có con đường nào khác là phải giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh phát triển kinh tế. Do vậy, trong phòng, chống tham nhũng luôn phải gắn chặt với công cuộc đổi mới đất nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
Có như vậy mới nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần, nhận thức cho nhân dân và góp phần làm hạn chế, đẩy lùi tham nhũng ở đơn vị, địa phương. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải nhằm tới xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Cuộc đấu tranh này phải dựa trên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng. Cần xác định rõ trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị theo cơ chế: cấp uỷ đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật làm nịng cốt, phát động tồn dân tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điều này chỉ đạt được kết quả mong muốn khi Đảng, chính quyền thật sự trong sạch, vững mạnh, toàn dân là một khối đoàn kết thống nhất.
Thứ ba, vừa tích cực, chủ động phịng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh
chống tham nhũng, trong đó phịng ngừa là chính. Gắn phịng, chống tham nhũng với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.
Trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải kết hợp các biện pháp tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự; quản lý chặt chẽ, kỷ luật hành chính và xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, thận trọng, khơng được đơn giản, nóng vội, nhưng phải khẩn trương, tích cực, phải chú trọng hiệu quả, có kế hoạch cụ thể, bước đi thích hợp và tiến hành tồn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung và cụ thể; không gây căng thẳng mà phải tạo động lực cho các hoạt động đúng luật pháp, tạo môi trường trong sạch, ổn định cho các hoạt động kinh doanh cũng như thu hút đầu tư từ bên ngồi, góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Để chủ động phịng ngừa cần phải xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật, mà cơ bản là tăng cường hệ thống pháp chế XHCN. Đảng, các cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi cơng dân đều phải tuân thủ pháp luật.
Kết hợp công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra với giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hành tiết kiệm. Mặt khác, phải xử lý thật nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng bất kỳ đó là ai, giữ cương vị gì làm biện pháp phịng ngừa và đấu tranh tốt nhất để hạn chế và đẩy lùi tệ tham nhũng; kiên quyết chống tệ bao che, ô dù, thực hiện đúng nguyên tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải gắn với đấu tranh chống lãng phí, bn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính. Muốn vậy, phải xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà để sách nhiễu dân; sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại cán bộ của hệ thống cơ quan chính quyền các cấp, các ngành sao cho khơng cồng kềnh, không chồng chéo.
Thanh tra, kiểm tra, kiểm kê, kiểm sốt đảm bảo tính minh bạch trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, tài chính cơng, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngồi tài trợ. “Một mặt phải tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra và kiểm tra của các cơ quan chức năng và nhân dân, tăng cường công tác tư tưởng và tổ chức, xử lý nghiêm minh theo kỷ luật Đảng và pháp luật nhà nước.
Mặt khác phải từng bước hồn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm bịt những kẽ hở dễ bị lợi dụng”. Những nội dung này là kết quả không thể tách rời của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh; phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong khối đại đồn kết dân tộc.
Thứ tư, phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài;
phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
Phịng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài, bền bỉ, liên tục, nhưng phải kiên quyết, thận trọng, không để kẻ địch lợi dụng xuyên tạc. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng gắn liền với giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, chống mọi âm mưu lợi dụng dân chủ trong chống tham nhũng để phá hoại sự lãnh đạo của Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại chế độ, thực hiện “Diễn biến hồ bình”.
Cho nên khơng nóng vội, khơng ảo tưởng cho rằng, một sớm, một chiều có thể giải quyết triệt để tệ nạn tham nhũng được. Cần phải xác định, đây thực sự là một cuộc đấu tranh mang tính cách mạng, một cuộc đấu tranh bền bỉ, liên tục, lâu dài của đông đảo nhân dân, chứ không phải chỉ là công việc của một bộ phận hay của một số ít cơ quan nhà nước nào đó.
Thứ năm, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết
thực tiễn và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngồi.
Có thể nói, cơng cuộc chống tham nhũng ở nước CHDCND Lào đang ở trong bối cảnh thuận lợi. Đến nay, cuộc chiến phòng, chống tham nhũng ở Lào đã có đủ yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
Thiên thời: Toàn thế giới chống tham nhũng, từ các nước riêng rẽ, các liên
minh khu vực cho đến Cơng ước của Liên hợp quốc. Vì vậy, nước CHDCND Lào đang đứng trong một mặt trận toàn thế giới chống tham nhũng.
Địa lợi: Cuộc đấu tranh chống tham nhũng dưới sự lãnh đạo của Đảng
NDCM Lào, được diễn ra trên một mảnh đất giàu truyền thống liêm chính “đói cho sạch, rách cho thơm”; giàu truyền thống cơng bằng, tình nghĩa “Đánh nhau chia gạo – chào nhau ăn cơm”; Những truyền thống đó với tấm gương đạo đức của người cách mạng là một môi trường thuận lợi cho cơng cuộc chống tham nhũng.
Nhân hồ: Nhân dân Lào rất đồng tình với Đảng NDCM Lào và Nhà
nước trong sự nghiệp chống tham nhũng. Vấn đề là Đảng phải tạo được, niềm tin, cơ chế, phát huy tính tích cực của họ, bảo vệ họ trước sự phản cơng của các thế lực đen tối…thì chắc chắn, nhân dân là những người tích cực nhất tham gia vào cơng cuộc chống tham nhũng này.