Thành tựu, nguyên nhân phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 29 - 32)

Trong những năm vừa qua cơng tác đấu tranh phịng chống tham nhũng ln có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, các cấp, các ngành mà trực tiếp là chính phủ do đó đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần củng cố lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và đã được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ.

Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng năm 2014-2015, Ủy ban kiểm tra Trung ương phối hợp với cơ quan thanh tra Nhà nước đã tiễn hành 104 cuộc thanh tra ở 11 tỉnh, thủ đơ, 20 Bộ, ngang Bộ. Qua đó, đã phát hiện sai phạm gây thiết hại tổng giá trị 893,56 tỷ Kíp, 7.709.564 Đơ la Mỹ, 14 triệu Bath Thái và 532.518 nhân dân tệ ; bước đầu đã thu giữ 474,21 tỷ Kíp, 209.564 Đơ la Mỹ, 12,51 Bath Thái, 532.518 nhân dân tệ và 39.120 mét khối gỗ .

Thông qua hoạt động thanh tra kiểm tra năm 2014-2015, cơ quan có thẩm quyền đã xử lý hành chính đối với 11 cán bộ lãnh đạo địa phượng và tiếp tục xử lý hình sự với 09 cán bộ tài chính của sở giáo dục ở tỉnh Hủa Phăn trong đó bị tù chung thân 02 người, 4-18 năm tù là 07 người.

Cũng đồng thời, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã tiếp nhận 846 đơn thư tố cáo, trong đó ở trung ương là 388 thư tố cáo và 458 thư tố cáo là ở địa phương và giai giải quyết 542 thư tố cáo; phần nhiều của thư tố cáo liên quan đến sở hữu đất đai, về điều tra, truy tố và xét xử các vụ án của cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nguyên nhân

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần IX đến nay, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được một số kết quả nhất định là do:

Một là, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ rõ ý nghĩa, tầm

quan trọng, mục tiêu, nhiệm vụ, những chủ trương, giải pháp chủ yếu của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tạo lập cơ sở pháp lý khá vững chắc cho cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí ở nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào. Các văn bản nói trên được triển khai thực hiện đã tạo ra hành lang pháp lý, góp phần phịng ngừa, ngăn chặn tình trạng tham nhũng.

Hai là, các cấp uỷ đảng và chính quyền, từ trung ương đến địa phương, đã

quan tâm hơn đến công tác kiểm tra, thanh tra, nhất là kiểm tra, thanh tra công tác xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện những điều đảng viên không được làm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và chú trọng chỉ đạo khắc phục sai phạm sau kiểm tra, thanh tra.

Ba là, Quốc hội đã dành nhiều thời gian để giám sát công tác phịng,

chống tham nhũng, trong đó, tập trung giám sát việc tổ chức thi hành các quy định pháp luật về lĩnh vực này, việc triển khai thực hiện các cơng trình trọng điểm quốc gia và xử lý một số vụ việc mà dư luận quan tâm. Một số đoàn giám sát của Quốc hội đã phát hiện được những trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức, kể cả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Bốn là, các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm tốn, Cơng an, Viện Kiểm

sát, Toà án được củng cố một bước cả về thẩm quyền pháp lý, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Các hoạt động thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử được tăng cường, thể hiện quan điểm xử lý ngày càng cương quyết hơn đối với các hành vi tham nhũng.

Năm là, việc xử lý hành vi tham nhũng bước đầu đã có sự chuyển biến

tích cực, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Khơng ít cán bộ, đảng viên, công chức sai phạm đã bị xử lý kiên quyết, trong đó có cả cán bộ cao; khắc phục một bước tình trạng xử lý “nhẹ trên, nặng dưới”, xử lý nội bộ, tách ra để xử lý sau nhưng sau đó khơng xử lý hoặc xử lý nhẹ. Nhiều vụ án tham nhũng lớn tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước, gất bất bình trong nhân dân đã được tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm, đúng người, đúng tội.

Sáu là, vai trò giám sát, tham gia của nhân dân trong cơng tác phịng, chống

tham nhũng, lãng phí được nâng cao và có những đóng góp thiết thực hơn. Nhiều nơi người dân đã chủ động tố cáo các hành vi tham nhũng với cơ quan công quyền; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân có liên quan đến tham nhũng đã có những kết quả đáng kể. Các cơ quan báo chí đã tích cực chủ động phát hiện, phanh phui nhiều vụ tham nhũng, lãng phí lớn, góp phần tạo dư luận xã hội thúc đẩy quá trình

điều tra, truy tố và xét xử nghiêm các vụ án, những cán bộ, đảng viên sai phạm. Nhờ vậy sức mạnh chống tham nhũng đã được nhân lên và có tác dụng nhất định trong việc cảnh báo, răn đe, phòng ngừa tham nhũng.

Bảy là, Đảng đã chú trọng tổ chức cho cán bộ, đảng viên, cơng chức và

tồn dân học tập các Nghị quyết của Đảng, học tập tư tưởng đạo đức của những người cách mạng, thi tìm hiểu về Đảng, về những nhười cách mạng, về đất nước gần 30 năm đổi mới,... Các biện pháp này phần nào đã có tác dụng giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào về Đảng, khơi dậy ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Điều này làm cho ý thức về đạo đức công vụ ngày càng được nâng cao.

Tám là, Đảng và Nhà nước biết rút kinh nghiệm phòng chống tham nhũng

của các nước trong khu vực và trên thế giới; Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w