Nhũng hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 38)

Nhũng hạn chế

Mặc dù cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã đạt được một số thành công bước đầu, song phải thừa nhận rằng mặt đạt được là quá ít, mặt yếu kém cịn rất nhiều. Tình hình tham nhũng trong những năm qua và gần đây diễn ra có chiều hướng phức tạp và nghiêm trọng với nhiều biểu hiện mới.

Hội nghị tồn quốc tổng kết cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, ngày 3-5/1/2013, tại thủ đô Viêng Chăn, do Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương tổ chức đã đánh giá chấp nhận cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí cịn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ chính trị của nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.

Để đối phó với tình trạng này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, nhiều văn bản pháp lý về phòng, chống tham nhũng, nhiều biện pháp mạnh cũng đã được đưa ra, thậm chí luật phịng, chống tham nhũng cũng đã được ban hành và có hiệu lực được gần 15 năm. Tuy nhiên, văn bản pháp lý khơng thể có hiệu lực trừ khi nó đi liền với những biện pháp để đảm bảo cho việc thực hiện, khơng phải luật phịng, chống tham nhũng ra đời tự nó có hiệu lực như một phép mầu và nhờ đó nạn tham nhũng được đẩy lùi ngay; Đã từng có Pháp lệnh về chống tham nhũng, có Ban chỉ đạo chống tham nhũng nhưng diễn biến tình hình tham nhũng trong cả nước vẫn chưa suy giảm, mà có phần cịn nghiêm trọng hơn.

Thực tế đã xảy ra tình trạng là mỗi khi phát hiện vụ việc tham nhũng nghiêm trọng thì lập tức hơ hào, phát động chiến dịch và áp dụng các biện pháp hành chính để chống tham nhũng để rồi sau đó bị chìm dần vào quên lãng cho đến khi vụ việc tiếp theo xảy ra đòi hỏi thúc đẩy cải cách và tìm kiếm các biện pháp phịng, chống. Diễn biến cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong nhiều năm qua cũng như nhiều tuyên bố kêu gọi từ lãnh đạo cấp cao về chống tham nhũng, chống lãng phí chưa được như lịng dân mong đợi đúng là có phần thiếu luật, nhưng phải chăng đó chưa phải đó là nguyên nhân chủ yếu. Vấn đề chủ yếu là các biện pháp còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt và triệt để, còn né tránh, nể nang và trong chừng mực nhất định, ở một số nơi, có sự thỏa hiệp trong lãnh đạo, điều hành ở các cấp.

Thực tế công cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong cả một thời gian dài vừa qua cho thấy vẫn chưa tạo được chuyển biến cơ bản trong việc đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực. Hiện nay cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng ở nước CHDCND Lào đang ở trong tình thế khá nan giải là: Nếu số phần tử tham nhũng bị phát hiện và trừng trị ít, có người sẽ cho rằng cơng tác đấu tranh chống tham nhũng chưa mạnh; ngược lại, nếu số vụ việc tham nhũng bị phát hiện và xử lý nhiều thì có người lại cho rằng dường như càng chống càng tham nhũng nhiều?!. Nhiều nơi đấu tranh chống tham nhũng cịn mang tính hình thức theo

kiểu hô hào, phong trào, khẩu hiệu; cơ quan chống tham nhũng hoạt động kém hiệu quả; công tác điều tra còn chậm, xử lý chưa nghiêm; chưa phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân trong phịng, chống tham nhũng. Chính vì vậy mà tham nhũng, tiêu cực vẫn diễn ra nghiêm trọng, trở thành nguy cơ, thách thức số một mà Đảng, Nhà nước và tồn dân đang phải đối phó. Những hành vi tham nhũng này ngày càng lan rộng với những thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện, đối tượng vi phạm giữ chức vụ cấp cao ngày càng nhiều, tài sản nhà nước bị xâm hại ngày càng lớn. Một số cán bộ, đảng viên còn câu kết, đồng lỗ với những phần tử xấu ngồi xã hội hình thành những đường dây tội phạm có tính chất “maphia” để đục khoét tài sản nhà nước, làm hư hỏng bộ máy cơng quyền. Việc xử lý những quan chức thối hố, biến chất nhiều nơi, nhiều lúc cịn chưa nghiêm, có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới” hoặc muốn xử lý nội bộ, đặc biệt là những sai phạm của người đứng đầu. Có những vụ tham nhũng đã phát hiện nhưng xử lý không nghiêm hoặc để kéo dài dẫn đến hậu quả về chính trị, kinh tế, xã hội ngày càng nghiêm trọng. Nhiều vụ án tham nhũng liên quan đến đưa và nhận hối lộ thế nhưng chỉ làm rõ được người đưa hối lộ mà không làm rõ quan chức nhận hối lộ. Mặt khác, vì chạy theo thành tích nên cán bộ, đảng viên vi phạm nhiều nhưng lại xử lý ít, thậm chí cịn có tâm lý sợ xử đúng người, đúng tội sẽ dẫn tới quá nhiều cán bộ, đảng viên phạm tội, làm mất uy tín của Đảng, gây rối loạn, mất đoàn kết nội bộ để kẻ xấu lợi dụng chống phá; lo sợ nếu chống tham nhũng, tiêu cực triệt để sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị, xã hội, khơng làm chủ được tình hình. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham nhũng cịn chậm, chưa thoả đáng, gây khó khăn dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp và bùng phát thành những điểm nóng chính trị - xã hội. Vấn đề này đã gây ra những tiêu cực mới, nảy sinh tâm trạng không tin tưởng, không tham gia vào cơng tác phịng, chống tham nhũng trong xã hội.

Những hạn chế, yếu kém nói trên làm cho cuộc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra; chưa tạo được những chuyển biến cơ bản.

Nguyên nhân

1- Quyết tâm chính trị của Trung ương Đảng trong phịng, chống tham nhũng chưa thật cao, chưa trở thành quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn xã hội.

2- Các tổ chức của hệ thống chính trị nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào hiện nay bao gồm Đảng, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều khả năng bị tổn thương về tham nhũng, lạm dụng quyền lực cho mục đích tư lợi. Lý do sâu xa là mơ hình của thể chế đó thiếu một đối trọng về quyền lực, thiếu sự giám sát độc lập, thường xun, có hiệu lực từ phía nhân dân đối với bộ máy đảng, Nhà nước.

3- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với cơng tác phịng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng chưa chặt chẽ, sâu sát và thường xuyên. Những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhưng việc tổ chức thực hiện trên thực tế còn nhiều hạn chế. Chủ trương đấu tranh chống tham nhũng của Đảng chưa thực sự trở thành hành động cụ thể trong thực tiễn. Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng và thủ trưởng cơ quan nhà nước chưa đề cao trách nhiệm, chưa có kế hoạch, giải pháp để tích cực phịng, chống tham nhũng trong cơ quan, ngành mình. Cơng tác ngăn ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Mỗi lần kiểm điểm, đánh giá đưa ra nghị quyết mới về vấn đề này thì dường như tình hình tham nhũng, tiêu cực có chiều hướng nghiêm trọng hơn về tính chất, phổ biến hơn ở các ngành, các cấp, lớn hơn về lượng tiền của Nhà nước bị thất thoát.

4-Việc xử lý tham nhũng nhiều nơi, nhiều lúc còn chậm trễ, thiếu nghiêm minh, thậm chí thái độ vị nể, bao che, bỏ qua cho nhau vẫn cịn phổ biến. Có những vụ tham nhũng lớn, liên quan đến một số cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước nhưng lại không được làm rõ, kết luận không đi đến cùng sự thật của vụ án, không xét xử công minh; nhiều vụ án đáng lẽ phải xử lý hình sự thì được giữ lại để xử lý nội bộ, không xử lý hoặc xử lý qua loa, hình thức để xoa dịu dư luận. Trách nhiệm đối với người đứng đầu nơi để xảy ra những vụ tiêu cực, tham

nhũng, mặc dù đã được đề ra, nhưng lại không làm được đến nơi đến chốn. Đây là biểu hiện của tình trạng "nói nhiều làm ít", nói mạnh làm nhẹ, nói mà khơng làm, trở thành điều kiện để cho căn bệnh tham nhũng, "nhờn thuốc" càng phát triển.

5- Chức năng, nhiệm vụ của nhiều cơ quan Đảng và Nhà nước trong đấu tranh chống tham nhũng chưa rõ ràng, thậm chí chồng chéo, thiếu một cơ chế phối hợp cụ thể, hữu hiệu. Chưa xây dựng được một chiến lược phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thống nhất và đồng bộ vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có trọng tâm trọng điểm trong từng giai đoạn nhằm huy động và phối hợp sức mạnh của tồn thể bộ máy trong phịng chống tham nhũng. Điều này dẫn đến tình trạng cùng một vụ việc có q nhiều cơ quan có quyền nhưng lại thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm.

6- Thiếu các công cụ phát hiện và xử lý tham nhũng hữu hiệu. Có thể thấy, vấn đề dân chủ ở cơ sở được nói đến nhiều nhưng trong thực hiện thì cịn nhiều hạn chế. Sinh hoạt phê bình và tự phê bình được tiến hành thường xuyên nhưng kết quả là không phát hiện được vụ tham nhũng nào. Hoạt động điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã thu được một số kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được u cầu của cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Cơ chế phối hợp của các cơ quan nói trên cịn lỏng lẻo, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong cuộc đấu tranh chung còn chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến tình trạng lẫn lộn, chồng chéo, thiếu hiệu quả trong hoạt động phát hiện và xử lý tham nhũng.

7-Việc xử lý tham nhũng còn chưa nghiêm. Thực tế cho thấy dường như trong hệ thống tồn tại hai thứ pháp luật: một hệ thống luật pháp dành cho các quan chức phạm pháp và một hệ thống luật pháp khác cho người dân. Trong khơng ít vụ án nghiêm trọng, việc xử lý hình sự mới chỉ dừng lại ở những “con tốt”, cịn những quan chức “có máu mặt” thì được tách ra để “xử lý riêng” với hình thức nhắc nhở hay xử lý nội bộ, thậm chí người ta cịn diễn trị với nhau như việc xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng đất đai ở nhiều nơi.

8-Việc huy động lực lượng đông đảo của nhân dân cũng như sự tham gia của các phương tiện báo chí, truyền thơng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn chưa được quan tâm đúng mức.

9- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa tạo ra một sự chuyển biến tích cực trong ý thức của xã hội về việc phản ứng với tệ nạn tham nhũng cũng như đề cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa được đầu tư đúng mức, người dân khơng hiểu được đầy đủ các quyền của mình trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước nên vẫn có thói quen bất cứ việc gì cũng tìm cách chạy chọt xin xỏ, làm việc gì xong cũng phải tìm cách “cám ơn”.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tieu luan xu ly tinh huong chinh tri xử lý tình huống chính trị khi có nạn tham nhũng ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w