Sự phát triển của thuốc generic

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 32 - 46)

Thị trường thuốc generic toàn cầu đạt 106,12 tỷ USD năm 2008, tăng trưởng 12,56% so với năm trước và tỷ lệ tăng trưởng cao gấp 5 lần so với tăng trưởng thuốc phát minh. Tỷ lệ tăng trưởng cao của thuốc generic là do hàng năm có hàng chục thuốc phát minh hết bản quyền và chính phủ nhiều nước ban hành chính sách khuyến khích sử dụng thuốc generic trong điều trị và chăm sóc sức khỏẹ Riêng thị trường generic ở Hoa Kỳ đã chiếm 41% thị trường thuốc generic toàn cầu, tăng trưởng 5,6% trong năm 2008. Ở Châu Âu, Đức là thị trường generic lớn nhất, ở Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường generic cũng tăng trưởng 8% so với năm trước. Giai đoạn 2008-2012, thị trường generic toàn cầu tăng trưởng 14% hàng năm. Các công ty sản xuất generic ngày càng lớn mạnh thông qua chiến

lược mua lại - sáp nhập (A&M). Năm 2010, thuốc generic chiếm tỷ lệ 74% số lượng dược phẩm toàn cầu và dự đoán sẽ đạt 80% vào năm 2015.

Trong ba năm (2009-2011) có một số dược phẩm độc quyền với doanh số 140 tỷ US$ sẽ phải giảm doanh số do sự cạnh tranh của các thuốc generic lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường sau khi thuốc phát minh hết bản quyền . sau đây là bảng số liệu thể hiện sự giảm sút của một số thuốc “bom tấn” về doanh số.

Bảng 4.- Các generic có doanh số cao (tỷ US$)

Doanh số đỉnh, năm (tỷ US) 7,2 (2001) 2,0 (2005) 5,6 (2002) 5,3 (2005) 4,5 (2006) 4,8 (2006) 3,25 (2005) 4,2 (2006) 3,0 (2007) Nguồn : P.M.Ụ Rao, India

Mười công ty generic hàng đầu thế giới đang giữ 47% thị phần generic toàn cầu trong đó 3 công ty generic hàng đầu là Teva, Sandoz và Mylan.

Bảng 5.- Năm công ty generic hàng đầu thế giới Doanh số 2008, tỷ US$

7,4 4,6 2,5 2,4

Xu hướng: Phát triển thuốc generic

Cơ hội:

− Chi phí đầu tư nghiên cứu, sản xuất giảm.

− Giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm.

Đe dọa:

− Doanh thu của các công ty có bản quyền thuốc phát minh bị giảm sút.

− Gia tăng cạnh tranh trong ngành

Kết luận về cạnh tranh: Xu hướng tác động:

− Sự dịch chuyển của thị trường dược phẩm từ Bắc Mỹ và Châu Âu sang các nước Châu Á – Thái bình dương.

− Gia tăng sát nhập của các công ty trong ngành.

− Thuốc generic ngày càng phát triển.

Cơ hội:

− Các công ty trong ngành có cơ hội thâm nhập các thị trường mớị

− Gia tăng rào cản nhập ngành

− Thúc đẩy sự phát triển trong ngành

− Chi phí đầu tư nghiên cứu, sản xuất giảm.

− Giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm.

Đe dọa:

− Doanh thu của các công ty có bản quyền thuốc phát minh bị giảm sút.

− Gia tăng cạnh tranh trong ngành.

g. Tình hình phát triển của ngành dược phẩm và lĩnh vực chăm sóc sức khỏẹ. Sự phát triển của thị trường dược phẩm thể giới

Trong 10 năm 2000-2009 doanh thu ngành dược phẩm thế giới tăng 2,25 lần với tỷ lệ tăng trưởng bình quân dưới mức 2 chữ số (tỉ lệ tăng trưởng trung bình 9,3%/năm). Mặc dù giữa thập kỷ tỷ lệ tăng trưởng có lúc đạt 2 chữ số: 16,4% (2003) và 12,5% (2004) nhưng những năm sau năm 2004 tỉ lệ tăng trường hằng năm lại sụt giảm và biến động.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉ lệ tăng trường hằng năm (%) 7,6 9,6 9,5 16,4 12,5 7,7 6,8 10,7 7,8 -1,7 8,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu của ngành dược phẩm thế giới tăng nhanh với xu hướng tăng nhanh và khá ôn định qua các năm. Tốc độ tăng trưởng và doanh thu của ngành được biểu thị qua biểu đồ sau:

Xu hướng: Ngành dược phẩm ngày càng phát triển và đạt doanh thu lớn

Sự phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Doanh số về lĩnh vực mỹ phẩm dành cho chăm sóc cá nhân ngày càng tăng nhanh. Năm 2004 doanh số ở lĩnh vực này 8000 triệu$ thì năm 2009 đã tăng lên tới 17000 triệu $. Tốc độ tăng trung bình khoảng 15.1% mỗi năm.

Tốc độ tăng trưởng bán lẻ sản phẩm làm đẹp toàn cầu theo loại sản phẩm (1998-2010)

Danh mục sản phẩm Năm 1998 Năm 2010

Chăm sóc da 16.4% 23.0% Chăm sóc tóc 20.8% 17.3% Màu sắc 13.5% 12.3% Nước hoa 12.9% 10.4% Vệ sinh cá nhân 31.2% 30.6% Khác 5.2% 6.4% Tổng doanh thu (tỷ $) 166.1 382.3

Source: Dutton 1999, Barbalova 2011, Euromonitor International Biểu đồ về doanh số các năm.

Theo biểu đồ thì ta thấy doanh số về lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp tăng từ 166.1 tỷ Đô la lên 383.3 tỷ Đô la giai đoạn (1998-2010). Trong đó, tỷ trọng về doanh số trong lĩnh vực các sản phẩm chăm sóc da tăng lên nhanh nhất từ 16.4% lên 23%, còn các lĩnh vực khác giảm xuống hoặc giữ nguyên.

Xu hướng: Doanh số trong lĩnh vực làm đẹp tăng lên, đặc biệt là chăm sóc da, cho thấy sức mua về lĩnh vực làm đẹp tăng.

Sự thay đổi của môi trường toàn cầu tác động tới cầu, cung và cạnh tranh đã tác động mạnh mẽ dẫn đến sự phát triển ngành dược phẩm và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên thế giới

Kết luận môi trường toàn cầu:

Ngành dược phẩm là một ngành chịu tác động của môi trường toàn cầụ Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, thị trường dược phẩm phát triển mạnh bởi sự thay đổi của môi trường tác động đến cung cầu và cạnh tranh trong ngành. Và sau đây là tập hơp của một số xu hướng tác đông mạnh tới ngành:

Về cầu:

Xu hướng tác động:

− Sự gia tăng người già trong cơ cấu dân số.

− Lỗ thủng tầng ozon mở rộng, gia tăng các bệnh về da, mắt, các bệnh ung thư và các bệnh về đường hô hấp.

− Số người sử dụng internet ngày càng tăng lên, nguy cơ các bệnh về mắt tăng lên.

− Con người ngày càng đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là chú trọng về sắc đẹp.

− Sự xuất hiện và phát triển ngày càng nhiều các loại bệnh mới và nguy hiểm. Nhất là sự lây lan dịch bệnh, sự phát triển của bệnh trầm cảm và các chủng kháng thuốc.

Cơ hội:

− Nhu cầu về sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người già tăng lên

− Nhu cầu về các loại dược phẩm chăm sóc da và mắt tăng caọ

− Nhu cầu đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tăng

− Tăng nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh tăng

Đe dọa:

− Người dân lo ngại khi sử dụng thuốc do hiện tượng kháng thuốc tăng  cầu của ngành dược phẩm tăng.

Về Cung:

Xu hướng:

− tăng cường phát triển công nghệ sinh học thay vì sản phẩm hóa học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− khoa học công nghệ phát triển không ngừng giúp cho quá trình sản xuất thuốc nhanh hơn với chất lượng và chí phí tốt hơn.

Cơ hội:

− Tạo ra nguồn cung mới, vừa giảm chi phí vừa đem lại hiệu quả lớn.

− Tiết kiệm chi phí , gia tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất  cung của ngành dược tăng.

Về Cạnh tranh:

Xu hướng tác động:

− Sự dịch chuyển của thị trường dược phẩm từ Bắc Mỹ và Châu Âu sang các nước Châu Á – Thái bình dương.

− Gia tăng sáp nhập của các công ty trong ngành.

− Thuốc generic ngày càng phát triển.

Cơ hội:

− Các công ty trong ngành khai thác thị trường mớị

− Giảm lực đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

− Thúc đẩy sự phát triển trong ngành

− Chi phí đầu tư nghiên cứu, sản xuất giảm.

− Giúp các công ty đa dạng hóa sản phẩm.

Đe dọa:

− Doanh thu của các công ty có bản quyền thuốc phát minh bị giảm sút.

− Gia tăng cạnh tranh trong ngành.  Cạnh tranh trong ngành tăng.

IV. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

1 Các yếu tố tác động đến cầụ

Nhật Bản là một nước có tuổi thọ trung bình cao

Tuổi thọ trung bình : Năm 200 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tuổi thọ 80.7 80.8 80.91 80.93 81.04 81.15 81.2 5 82.02 82.07 82.12 82.17 82.25 83.91 (Đơn vị: năm)

Tuổi thọ trung bình năm của Nhật Bản tăng dần qua các năm giai đoạn 2000-2003người dân ở đây có tuổi thọ trên 80 tuổi, 2004-2006 trên 81 tuổi và đến năm 2012 thì tuổi thọ trung bình của người dân xấp xỉ 84 tuổị

Xu hướng: Dân số Nhật Bản già hóạ

Cơ hội: Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc cho người già tăng. 4. Các yếu tố vĩ mô tác động đến cung .

a Đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:

Nhật Bản, đất nước có ngành công nghệ dược phẩm hàng đầu Châu Á và đứng thứ hai trên thế giớị Giai đoạn 2000 đến nay, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhưng công nghệ dược phẩm của nhật bản vẫn được đầu tư mạnh mẽ.

Trong giai đoạn từ năm 2000, Nhật bản tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm và tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hạn chế sản xuất các loại thuốc generic. Trong giai đoạn 2000 – 2006, số bằng sáng chế ngành dược phẩm của Nhật Bản luôn đứng đầu thế giớị Số lượng bằng sáng chế của Nhật Bản và các nước còn lại trên thế giới được biểu hiện trong bảng sau:

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nhật Bản 772 718 401 561 617 615 743 964 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các nước còn lại 720 739 525 526 613 554 790 947

Biểu đồ thể hiện số lượng bằng sáng chế dược phẩm Nhật bản và các nước.

Một số thành tựu công nghệ nổi bật nhất của công nghệ nhật bản từ năm 2001- 2006. Là thành quả của sự liên minh hợp tác của các công ty trong ngành là:

• Reductase inhibitors: loại enzyme kiểm soát tốc độ tổng hợp cholesteron trong gan. Do công ty Lipovas (Banyu Pharmaceutical Co, Ltd), Lipitor (Yamanouchi Pharmaceutical Co, Ltd - Pfizer), Crestor (Asutoraz Shionogi & Co, Ltd) phát hành. (năm 2002)

Chất đối kháng thụ cảm angiotensin: chất này giúp hạ huyết áp bằng cách ức chế hệ thống renin-angiotensin . chất này được nghiên cứu bởi Blopress (Takeda Chemical Industries), Nyurotan (Banyu Pharmaceutical Co, Ltd), Diovan

(Roh Bar Fortis Pharma)và Micardis - như (Nippon Boehringer Ingelheim Yamanouchi Pharmaceutical Co, Ltd) cùng nhau nghiên cứu và phát triển.(năm 2004)

• Bước đột phá là một loại kính hiển vi mới laser Clarity. Thiết bị được phát triển bởi một nhóm các tổ chức bao gồm các trung tâm nghiên cứu khoa học Riken và Yokogawa Electric Corp, kính hiển vi này được cho là có khả năng quan sát các hoạt động diển ra trong tế bào sống (năm 2006)

Xu hướng: Bằng sáng chế ngày càng nhiềụ

Cơ hội: Cung cấp cho thị trường nhiều loại thuốc mớị h. Sự thắt chặt của pháp luật Nhật Bản

Luật Dược giao Của Nhật Bản là một đạo luật quy định về sản xuất, nhập khẩu và bán các loại thuốc và thiết bị y tế .

Sửa đổi vào tháng 7 năm 2002, thay đổi cơ chế quản lý dược phẩm và thiết bị y tế , nỗ lực để sắp xếp luật chặt chẽ hơn so với những người trong Liên minh châu Âu , Úc , Canada và Hoa Kỳ. Việc sửa đổi, chuyển trọng tâm của quy định từ điểm sản xuất đến các điểm bán hàng , và thông qua một hệ thống phân loại dựa trên rủi ro cho sản phẩm.

Việc sửa đổi vào tháng 6 năm 2006 của pháp luật (Luật số 69 năm 2006, với hiệu lực tháng 6 năm 2009 ) , đại diện cho sự thay đổi đầu tiên trong cơ cấu doanh thu của thuốc OTC trong 46 năm. Luật sửa đổi cho phép các cửa hàng bán nhất định trên thuốc OTC mà không có dược sĩ , mở ra thị trường để cửa hàng tiện lợi , siêu thị, và các cửa hàng khác . Việc sửa đổi dự kiến sẽ gây áp lực cạnh tranh đáng kể trên các cửa hàng thuốc . Tuy nhiên , pháp luật tiếp tục cấm bán hàng qua internet các loại thuốc OTC , trong đó Bộ Y tế trước đó đã chứng minh bằng cách nói rằng doanh số bán hàng thuốc chỉ nên được thực hiện đối với dược sĩ hoặc các nhà cung cấp trình độ khác, những người có thể giải thích những tác dụng phụ của thuốc .

Sự ra đời của hai tổ chức quản lý dược phẩm là Bộ Y tế Lao động & Phúc lợi (năm 2003) và Cục Dược phẩm & Thiết bị Y tế (năm 2004)

Doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP(Good Manufacturing Pratice: Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất) theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP(Good Storage Practices : Thực hành tốt bảo quản thuốc) thì phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp.

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của quy định của chính phủ cho các công ty dược phẩm là giá quy định.Nhật Bản đã kiểm soát giá cả thậm chí còn chặt chẽ hơn các nước châu Âu, tất cả giá được kiểm soát bởi chính phủ, họ có thể xem xét lại giá định kì.

Như vậy buộc các công ty sản xuất dược phẩm phải sản xuất đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn, vì ngành này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Xu hướng: Quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, chất lượng thuốc và giá (bình ổn giá, niêm yết giá).

Đe dọa: Các công ty phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để đạt đúng tiêu chuẩn. 5. Các yếu tố tác động

đến cạnh tranh.

Để hạn chế việc đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm , cắt giảm chi phí về thời gia, công sức và tiền bạc. Do đầu tư vào nghiên cứu sản phẩm mới tốn nguồn vốn rất lớn của các công ty trong ngành. Để tạo ra một loại thuốc mới trung bình

các công ty phải mất từ vài chục tỉ yên đến 100 tỉ yên. Các chi phí P&R trung bình của 10 công ty có doanh thu cao nhất của các công ty dược phẩm Nhật Bản là 588 tỷ yên trong năm 2002 và đã tăng lên 1262 tỷ yên trong năm 2010.

Trong bối cảnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh của phát triển loại thuốc mớị Ngành dược phẩm Nhật bản trong giai đoạn đang có xu hướng sát nhập,hợp tác, liên minh hình thành các công ty lớn hiệp hội tổ chức cùng nhau nghiên cứu phát triển tạo ra những loại thuốc và phát hiện mớị Sau đây là sự sát nhập của một số công tỵ

Năm Người bán Người mua Hình thức 2010 Dainippon Sumitomo

Pharma

Nhật Bản Nghiên cứu Hóa học

Chuyển nhượng kinh doanh

2009 Banyu Dược phẩm Taiho Pharmaceutical Co, Ltd

Chuyển nhượng kinh doanh

2008 Dược phẩm thiên niên kỷ

Takeda Công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TNHH Dược phẩm TOB

2007 Kyowa Hakko Kogyo

Co, Ltd Kirin Holdings TOB

2007 Mitsubishi Pharma Tanabe Seiyaku Công

ty TNHH Sáp nhập

2006 Zepharma Daiichi Sankyo Chuyển nhượng

chứng khoán 2005 Fujisawa Pharmaceutical Co, Ltd Yamanouchi Pharmaceutical Co, Ltd Sáp nhập 2004 Chugai Pharmaceutical Co, Ltd

Xu hướng: Sáp nhập, liên minh ngày càng nhiều:

Cơ hội: Huy động được nguồn lực, hình thành các công ty lớn giúp ngành dược phẩm phát triển, gia tăng rào cản nhập ngành.

Đe dọa: Gia tăng cạnh tranh trong ngành.

Kết luận môi trường vĩ mô:

Giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây môi trường vĩ mô của nhật bản có nhiều thay đổi tác động đến cầu, cung và cạnh tranh của ngành dược phẩm đó là:

Về cầu: Xu hướng:

− Dân số Nhật Bản đang giảm dần, dân số già đị

Cơ hội:

− Nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ chăm sóc cho người già  Cầu ngành dược phẩm tăng.

Về cung: Xu hướng:

− Đầu tư mạnh vào nghiên cứu sản phẩm mớị

− Quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, chất lượng thuốc và giá (bình ổn giá, niêm yết giá).

Cơ hội:

− Nhiều sản phẩm mới ra đời, cung cấp cho thị trường nhiều loại thuốc mớị

Đe dọa:

− Các công ty phải đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, kiểm soát quy trình và chất lượng của thuốc

 Cung của ngành dược phẩm tăng.

Về Cạnh tranh: Xu hướng:

Cơ hội:

− Huy động được nguồn lực, hình thành các công ty lớn giúp ngành dược phẩm phát triển, gia tăng rào cản nhập ngành.

Đe dọa:

− Gia tăng cạnh tranh trong ngành

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 32 - 46)