Sự phát triển của công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 28 - 31)

Công nghệ thông tin có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình nghiên cứu- phát triển thuốc mới thông qua các công cụ: thiết kế mô hình nghiên cứu, quá trình mô phỏng

bằng trí thông minh nhân tạo và xử lý bằng máy tính tốc độ caọ Nó giúp các nhà nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc ở mức độ dưới tế bào; thiết kế chính xác các chương trình thử nghiệm ... Công nghệ thông tin đang dần dần xóa bỏ các ranh giới giữa các giai đoạn nghiên cứu-phát triển và đưa thuốc ra thị trường bằng cách tạo lập một mô hình tích hợp, rút ngắn thời gian và chi phí nghiên cứu thuốc mớịCông nghệ bao bì, công nghệ sản xuất các loại thuốc, công nghệ sản xuất máy móc thiết bị y tế cũng tăng lên.

Xu hướng: Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ giúp cho việc sản xuất thuốc dễ dàng hơn, chất lượng tốt...

Cơ hội: Tiết kiệm chi phí , gia tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

Kết luận các yếu tố tác động đến cung:

Cung của ngành dược phẩm trong giai đoạn này bị tác động mạnh bởi các yếu tố của môi trường công nghê. Một số xu hướng tác động mạnh đến cung giai đoạn này là:

Xu hướng:

− Tăng cường phát triển công nghệ sinh học thay vì sản phẩm hóa học

− Khoa học công nghệ phát triển không ngừng giúp cho quá trình sản xuất thuốc nhanh hơn với chất lượng và chí phí tốt hơn.

Cơ hội:

− Tạo ra nguồn cung mới, vừa giảm chi phí vừa đem lại hiệu quả lớn.

− Tiết kiệm chi phí , gia tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. f. Các yếu tố tác động đến cạnh tranh.

c.1 Ngành dược phẩm thế giới đang dịch chuyển phát triển ở các thị trường Châu Á– Thái Bình Dương. – Thái Bình Dương.

Doanh thu và tốc độ tăng trưởng của mỗi thị trường

Thị phần theo các Châu lục của ngành dược phẩm phân bố không đềụ Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản chiếm khoảng 82% thị phần dược phẩm toàn cầu trong khi đó các vùng còn lại chỉ chiến 18% còn lạị

Bảng: Phân bổ không đều thị trường dược phẩm toàn cầu( 2006) Khu vực Doanh thu (tỷ US$) Tỷ lệ tăng trưởng (%) Thị phần (%) Bắc Mỹ 263,7 +9 44% Châu Âu 171,1 +6 28% Nhật Bản 57,7 +3 10%

Những nước Châu Á-Thái Bình Dương trừ

Nhật Bản. 43,0 +14 7%

Mỹ Latin 29,3 +21 5%

Trung Đông&Phi Châu 20,8 +13 3%

Canada 15,3 +19 3%

TỔNG CỘNG 604,5 +8 100%

Nguồn: MedAd News, Sept. 2007.

Thị trường dược phẩm toàn cầu là nơi để khoảng 25 Tập đoàn dược phẩm từ các nước công nghiệp phát triển "làm mưa, làm gió". Trong 25 công ty đó có tới một nửa (12 công ty) là của Hoa Kỳ, 8 công ty Châu Âu và 4 công ty Nhật Bản. Mỗi công ty trong mười công ty dược phẩm hàng đầu có doanh số hàng năm từ 20 đến 60 tỷ US$, doanh số có thể cao hơn GDP của một số nước đang phát triển.

Tuy thị phần trong ngành dược phẩm thế giới chủ yếu thuộc các công ty Bắc Mỹ , Châu Âu và Nhật Bản. Song những thị trường này có tốc độ tăng trưởng rất thấp Bắc Mỹ 9%, Châu Âu 6%, Nhật Bản 3%. Trong khi đó các nước Châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng 14%, Mỹ latinh 21%, Canada 19%.

Sự thay đổi của ngành dược phẩm toàn cầu này là do thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã bão hòạ Các công ty trong ngành đã khai thác hết tiềm năng của thị trường vì thế tốc độ tăng trưởng của các thị trường này tăng chậm. Bên cạnh đó thị trường Châu Á – Thái Bình Dương với sự vươn lên của các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, sự tăng mạnh của dân số và sự phát triển của thuốc generic đã dẫn đến một sự chuyển hướng

quan trọng trong thị trường dược phẩm thế giớị Công nghiệp dược phẩm Châu Á-Thái Bình Dương trở thành thị trường hấp dẫn nhất trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXỊ

Tỷ lệ tăng trưởng thị trường dược phẩm Châu Á-Thái Bình Dương ở mức hai chữ số trong nhiều năm liền và đạt khoảng 187 tỷ US$ trong năm 2009, tăng trưởng với tỷ lệ khoảng 12-13% trong thời kỳ 2010-2012. Dự đoán thị trường dược phẩm tăng mạnh ở Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và đặc biệt là trung quốc sẽ vươn lên thị trường dược phẩm lớn thứ ba trên thế giớị Là thị trường dược phẩm hàng đầu ở Châu Á – Thái Bình Dương, sự dịch chuyển thị trường của ngành dược phẩm trên thế giới trong giai đoạn này sẽ tạo ra những bước chuyển mới trong phát triển chiến lược phát triển thị trường của các công ty dược phẩm Nhật Bản.

Xu hướng: Thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản là 3 thị trường chính đem lại doanh thu trong ngành. Nhưng các thị trường này hiện đã bão hòa và ngành dược phẩm thế giới đang có xu hướng dịch chuyển sang phát triển thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

Cơ hội: Các công ty trong ngành có cơ hội thâm nhập các thị trường mớị

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 28 - 31)