Xu hướng sáp nhập,hợp tác

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 31 - 32)

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, ngành công nghiêp dược phẩm đã xuất hiện nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu-phát triển thuốc mớị Chí phí trong nghiên cứu gia tăng. Cùng với những khó khăn trong nghiên cứu là sự tác động tiêu cực đến từ sự khủng hoảng kinh tế thế giớị Dù tình hình công nghiệp dược phẩm thế giới bị ảnh hưởng không nặng nề của cuộc đại suy thoái toàn cầu nhờ tính chất thiết yếu của dược phẩm. Nhưng theo đánh giá của Bloomberg.com (29 Oct 2008), chỉ riêng trong năm 2008 thị trường dược phẩm thế giới mất 10 tỷ US$ do hậu quả của suy thoái kinh tế. Suy thoái kinh tế làm cho một bộ phận bệnh nhân chuyển sang sử dụng thuốc generic đầu tư ít hơn trong việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp. Hai yếu tố trên là nguyên nhân làm xuất hiện xu hướng mua bán cuộc mua bán, sáp nhập giữa các công ty lớn và các công ty nhỏ hơn như là một giải pháp để vượt qua suy thoái và cắt giảm chi phí, huy động nguồn lực trong nghiên cứụ

Công ty mua Công ty bán Giá trị, triệu US$ Năm sáp nhập Pfizer Warner 8.800 1999 Glaxo SmithKlineBeecham 7.880 2000 Sanofi Aventis 6.570 2004 Astra Zeneca Medimune 1.520 2007 Roche Genetech 4.700 2009 Merck Schering 4.110 2009 Pfizer Wyeth 6.800 2009

Nguồn: P.M.Ụ Rao, India [12] Xu hướng sáp nhập này tạo làm giảm số lượng công ty trong ngành tuy nhiên quy mô của mỗi công ty lại được gia tăng. Hình thành những công ty lớn mạnh dẫn đạo thị trường, làm thay đổi cơ cấu cũng như mức độ cạnh tranh trong ngành.

Xu hướng: Gia tăng sáp nhập của các công ty trong ngành

Cơ hội: Huy động được nguồn lực, hình thành các công ty lớn giúp ngành dược phẩm phát triển, giảm lực đe dọa của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Đe dọa: Gia tăng cạnh tranh trong ngành.

Một phần của tài liệu Chiến lược công ty Rohto pharmaceutical_GVHD nguyễn Thanh Liêm (Trang 31 - 32)