- Tỷ lệ những người béo phì mắc chứng ù ta
BS Nguyễn Quang Trường Khoa Gây mê Hồi sức
Khoa Gây mê Hồi sức Bệnh viện TWQĐ 108
Hỏi: Thưa Bác sỹ, tơi được biết hiện tại đang
có dịch sốt xuất huyết, tơi ni con nhỏ nên rất lo lắng. Vậy xin Bác sỹ cho biết các dấu hiệu của bệnh và cách điều trị tại nhà trước khi đưa đến Bệnh viện được không ạ? Cảm ơn Bác sỹ.
Trả lời của TS. BS. Bùi Trí Cường - Khoa
Bệnh lây đường Tiêu hóa - Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện TWQĐ 108
Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có các biểu hiện lâm sàng sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau:
- Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. - Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
- Da xung huyết, phát ban.
- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
Nguyên tắc điều trị khi bệnh nhân khi chưa đến bệnh viện:
- Bổ sung dịch sớm, đủ bằng đường uống, uống đủ và đúng: Oresol; cháo/súp; hoặc nước cháo loãng với muối; nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …).
- Nếu sốt cao ≥ 38,50C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo, lau mát bằng nước ấm. Uống thuốc paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4 - 6 giờ. Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ.
- Khơng dùng thuốc nhóm salicylate (aspirin) và analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
Tuy nhiên, mọi bệnh nhân đều cần đến các cơ sở y tế gần nhất (nếu có thể) để xác định chẩn đoán và hướng dẫn điều trị ngoại trú.
Hỏi: Chào Bác sỹ, tôi năm nay 45 tuổi, mấy
năm gần đây khi đi khám phát hiện mắc bệnh đái tháo đường. Tôi được biết bệnh đái tháo đường có thể gây ra biến chứng bàn chân và đây được coi là biến chứng đáng sợ nhất. Vậy Bác sỹ có thể tư vấn cho tơi làm thế nào để biết mình đã bị biến chứng bàn chân do bệnh đái tháo đường gây ra để tôi điều trị kịp thời được không? Xin cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn, các triệu chứng ở chân của bệnh nhân tiểu đường thay đổi từ người này sang người khác và có thể phụ thuộc vào các vấn đề cụ thể mà một người đang gặp phải vào thời điểm đó. Tuy nhiên các triệu chứng có thể gồm: Mất cảm giác; cảm giác tê hoặc ngứa ran; mụn nước hoặc vết thương khác mà không đau; đổi màu da và thay đổi nhiệt độ; những vệt đỏ; vết thương có hoặc khơng có dẫn lưu; đau nhói. Nếu có nhiễm trùng, có thể có các triệu chứng: Sốt; ớn lạnh; đường máu khó kiểm sốt (tăng cao); có thể có rét run, sốc.
Khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào sau đây
nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức: Thay đổi màu da ở bàn chân; sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân; thay đổi nhiệt độ ở bàn chân; vết loét dai dẳng trên bàn chân; đau hoặc ngứa ran ở bàn chân hoặc mắt cá chân; móng chân mọc quặp vào trong; chân của vận động viên hoặc nhiễm nấm khác của bàn chân; da khơ, nứt nẻ ở gót chân; dấu hiệu nhiễm trùng.
Hỏi: Thưa bác sĩ, gần đây trên mạng xã hội
có truyền nhau thơng tin “Ăn hoa quả phải ăn lúc đói”. Vậy xin hỏi bác sỹ nên ăn hoa quả trước hay sau bữa ăn, khi nào tốt hơn?
HỎI - ĐÁP