Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐT VÀ KD VỐN NHÀ NƯỚCTẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 33 - 34)

IV. CÁC KHÁI NIỆM

6. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong ngành

6.1. Triển vọng phát triển của ngành

Dù bị loại ra khỏi top 30 thị trường hấp dẫn nhất thế giới nhưng theo kết quả khảo sát của các công ty đa quốc gia, năm 2013, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn tăng trưởng tới 23%, vượt qua cả Ấn Độ (18,8%) và Trung Quốc (13%), tiếp tục tăng trưởng hai chữ số trong năm 2014, vẫn là “miền đất màu mỡ” để nhà đầu tư “gieo trồng”. Theo quy hoạch của bộ Công thương, từ nay tới năm 2020, cả nước có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011. Số trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm cũng tăng lần lượt lên 180 và 157 điểm. Tập trung phần lớn vẫn ở các thành phố lớn.

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tại Thành phố Cần Thơ cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước có mức tăng trưởng ấn tượng, với tỷ lệ CAGR giai đoạn 2000-2012 lên tới 18,6%. Trong tổng doanh thu bán lẻ, ước tính trên 70% thuộc về mảng thương nghiệp.

Về phía cung, có thể thấy nguồn cung bán lẻ tại thành phố Cần Thơ không tăng ở lĩnh vực chợ truyền thống và có sự tăng nhẹ trong mảng bán lẻ hiện đại hơn là hình thức siêu thị, tuy nhiên vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 11 siêu thị cho tới thời điểm cuối năm 2012. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng dân số của Việt Nam vẫn rất lạc quan, theo World Popular Review dân số Việt Nam tại năm 2020 sẽ đạt khoảng 98,4 triệu người,

Trang 30 năm 2030 đạt 105,2 triệu người. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số đang chủ yếu ở độ tuổi lao động càng làm tăng tính hấp dẫn cho thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, thị trường bán lẻ các địa phương nói riêng trong đó có Cần Thơ.

6.2. Triển vọng Cơng ty

Ngành thực phẩm

Công ty là một trong những Doanh nghiệp đầu ngành, uy tín của Thành phố Cần Thơ về ngành thực phẩm. Sản phẩm của Cơng ty được người tiêu dùng tín nhiệm và ưu tiên chọn lựa tại các siêu thị, nhà hàng, tiểu thương các chợ trong Thành phố. Doanh số và lợi nhuận đều tăng qua mỗi năm, tuy nhiên vừa qua kinh doanh ngành thực phẩm chủ yếu là môi giới, dịch vụ giết mổ, định hướng của Công ty là phát triển hoạt động tự doanh để đáp ứng mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm trở thành một trong những ngành mũi nhọn của Công ty.

Ngành kinh doanh chợ

CTC có thể xem là một trong những đơn vị ngồi quốc doanh đầu tiên tại Cần Thơ đầu tư và khai thác chợ truyền thống, đến nay tại Cần Thơ đã xuất hiện thêm nhiều đơn vị đầu tư chợ ra đời, tuy nhiên uy tín của CTC vẫn được coi trọng, hiện Công ty đang quản lý 03 chợ truyền thống, gồm: 01 nhà lồng chợ cổ Cần Thơ phục vụ đặc thù các sản phẩm du lịch (đã được cơng nhận di tích cấp thành phố tháng 04 năm 2012); 01 chợ hoạt động 24/24h (chợ Tân An); và Chợ Hưng Lợi đang hoạt động hiệu quả, và ra đời đã góp phần giải tỏa việc mua bán dưới lịng đường của chợ 3/2 (cũ).

Bách hóa

Là ngành truyền thống của Công ty từ khi thành lập đến nay, vừa qua Công ty đã thu gọn dần các cửa hàng kinh doanh không hiệu quả, để nghiên cứu hướng khai thác tốt hơn mặt bằng hiện có, và hiện tại Cơng ty cịn 2 đơn vị bách hóa là Trung tâm kỹ thuật vi tính và Trung tâm bách hóa. Chú trọng thị trường cơ quan, xí nghiệp và đấu thầu có chọn lọc trên cơ sở uy tín đơn vị hơn 30 năm qua, và ưu thế của nhà phân phối đã góp phần rất lớn cho vị thế của Công ty khi tiếp cận khách hàng.

Một phần của tài liệu BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐT VÀ KD VỐN NHÀ NƯỚCTẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)