Vận dụng học thuyết HTKT-XH và sự nghiệp xây dựng CNX Hở Việt Nam 1 Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn TBCN

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 59 - 60)

1. Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn TBCN

Đảng ta và nhân dân ta quyết tâm xây dựng Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN; vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng.

Đối với Việt Nam, con đường bỏ qua chế độ TBCN là tất yếu và có khả năng thực hiện xét về phương diện chính trị và kinh tế.

Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là quá độ gián tiếp, là một thời kỳ lịch sử lâu dài, là sự nghiệp, công việc của nhiều thế hệ; là con đường hết sức khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ, khơng có khn mẫu.

Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nghĩa là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và KTTT tư bản chủ nghĩa.

2. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Kinh tế thị trường định hướng XHCN có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập

thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa phù hợp với xu thế

phát triển chung của nhân loại, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX ở nước ta;

với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh tế thị trường XHCN khơng thể tách rời vai trị quản lý của nhà nước XHCN.

3. CNH, HĐH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam

CNH, HĐH ở nước ta là nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta.

Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.

Sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta chỉ thực sự thành công chừng nào thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

4. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong quá trình xây dựng CNXH. quá trình xây dựng CNXH.

Gắn liền với phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phải khơng ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trị lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Đồng thời với phát triển kinh tế, phải phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

CHƯƠNG IX

GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)