- Định nghĩa:
3. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Việt Nam
Ở Việt Nam, vào những năm đầu của sự nghiệp đổi mới cũng có những người cho rằng, cần từ bỏ quan điểm mác-xít về đấu tranh giai cấp, xuất phát từ những cơ sở và những động cơ khác nhau.
Một số khác, do tiếp cận với chủ nghĩa tư bản một cách khơng đầy đủ, bị chống ngợp trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản, đã đòi chúng ta từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa để đi theo chủ nghĩa tư bản.
Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp càng trở nên phức tạp trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế. Những năm đổi mới đã xuất hiện hai quan điểm sai lệch, trái ngược nhau trong vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp
Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ
cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội".
Từ các hình thức sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân) hình thành nhiều thành phần kinh tế ( kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi) tương ứng về mặt xã hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau cùng tồn tại, trong đó thành phần cơ bản là giai cấp nơng dân, cơng nhân và đội ngũ trí thức. Có thể khái qt thành 4 đặc điểm chính về giai cấp ở Việt Nam:
Cuộc đấu tranh cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay là đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa. Sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng xã hội ta hiện nay khơng cịn sự khác biệt giai cấp, khơng cịn mâu thuẫn giai cấp và do đó khơng có đấu tranh giai cấp. Nhưng cũng hết sức sai lầm nếu phân chia các giai cấp thành hai lực lượng xã hội đối lập.
Để định hướng phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Còn khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản chúng ta phải chủ động, tự giác và tỉnh táo trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Giai cấp công nhân dù lao động ở thành phần kinh tế nào cũng có quyền làm chủ đất nước. Mâu thuẫn tư bản và công nhân được giải quyết từng bước bằng sự quản lý của Nhà nước của nhân dân. Như vậy, đấu tranh giai cấp ở đây vẫn là đấu tranh chống khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa, chứ khơng phải chống giai cấp tư sản nói chung.
Cần vận dụng quan điểm mác-xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp một cách hết sức sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta. Tránh những khuynh hướng cực đoan sai lầm: quan điểm hữu khuynh mơ hồ cũng như quan điểm "tả khuynh", giáo điều về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
Đại hội IX khẳng định: "Nội dung chủ yếu của cuộc đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh và làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnh phúc" (SĐD, tr 86).
II- Quan hệ giai cấp với dân tộc và nhân loại trong thời đại hiện nay