GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 60 - 61)

1- Khái qt các quan điểm ngồi Mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp

Tư tưởng về giai cấp đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại ở phơng Đông cũng như phơng Tây,

Pla-tôn nhà triết học Hy Lạp cho rằng, sự độc quyền quá lớn về của cải trong tay giai cấp q tộc là nguy hiểm về mặt chính trị, vì nó đẻ ra những mâu thuẫn hết sức sâu sắc. Vào thế kỷ thứ IV - III tr.CN, ở Trung Quốc trong cuốn "Quản tự luận", chỉ rõ: sĩ, nông, công, thương là cơ sở của Nhà nước. Những quan điểm về mâu thuẫn giàu - nghèo, về sự giàu có bất chính, kêu gọi quan tâm tới người nghèo ... xuất hiện nhiều trong các tài liệu, sách báo văn học ở các thời đại và ở các sách tôn giáo khác nhau.

ở Anh: Tô-mát Mo-rơ (1478 - 1535), ở I-ta-li-a: Tô-ma-đo Cam-pa-ne-la (1568-1639) và ở Pháp: Rút-xô (1712-1778) cho rằng quyền tư hữu là gốc rễ của nhiều tai hoạ. Xanh Xi- mông quan niệm, xác lập quyền sở hữu là cơ sở của kiến trúc xã hội, lịch sử xã hội loài người là sự thay đổi những tiêu chuẩn xã hội khác nhau dựa trên chế độ sở hữu, ông coi cuộc đấu tranh giai cấp thể hiện nguyện vọng của các giai cấp trong quá trình sản xuất. Công lao phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp gắn liền với tên tuổi của các nhà sử học Pháp: G-Phrăng-xoa Ghi-do (1778-1874), Ô-guy-xtanh, Chi-e-ry (1795-1856) và Phrăng-xoa Mi-nhê (1796-1884). Mặc dù họ chưa hiểu một cách khoa học về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhưng các ơng đã đưa ra những suy đốn sâu sắc về sự phân chia xã hội thành giai cấp và xem đấu tranh giai cấp là nội dung chủ yếu của lịch sử.

Mặc dù họ chưa hiểu khoa học về giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhưng các ông đã đưa ra những suy đoán sâu sắc về sự phân chia xã hội thành giai cấp và xem đấu tranh giai cấp là nội dung chủ yếu của lịch sử.

Mác, Ăngghen đánh giá cao những tư tưởng tiến bộ của các nhà sử học Pháp. Trong bức thư gửi cho Stác-kin-buốc vào tháng 1 năm 1894, Ăngghen viết, nếu nói Mác đã phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử, thì Chi-e-ry, Mi-nhê, Ghi-do và tất cả các nhà sử học Anh trước năm 1850 đã chứng minh rằng có nhiều người muốn làm việc ấy.

Các nhà sử học quan niệm sự hình thành giai cấp và Nhà nước là dựa trên cơ sở chinh phục bằng vũ lực và sự tan rã của xã hội cũ, bằng sự nô dịch của những dân tộc và bộ lạc này đối với dân tộc và bộ lạc khác, chưa thấy nguồn gốc giai cấp.

Họ xố nhịa sự đối kháng giai cấp của xã hội tư bản và chủ trương cải tạo xã hội bằng sự điều hồ mâu thuẫn giai cấp.

Mặc dù có những hạn chế đó nhưng các học giả tư sản trước đây đã có cơng phát hiện vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Mác nói rằng, bản thân ơng khơng có cơng trong vấn đề này và Lê-nin cũng khẳng định: "Thuyết đấu tranh giai cấp không phải do Mác, mà do giai cấp tư sản trước Mác sáng tạo ra".(t.33, tr.42)

2. Quan điểm Mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp

a. Khái niệm giai cấp, nguồn gốc và kết cấu giai cấp.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có sản phẩm dư thừa tương đối nên chưa có khả năng xuất hiện giai cấp. Chế độ tư hữu là cơ sở trực tiếp của sự hình thành giai cấp. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ rằng nguyên nhân xã hội phân chia thành giai cấp là nguyên nhân kinh tế chứ khơng phải ngun nhân chính trị hay tư tưởng. Sự ra đời cũng như sự mất đi của của những giai cấp cụ thể đều dựa trên tính tất yếu kinh tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng triết học (dành cho học viên cao học) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)