CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.7. QUY TRÌNH GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢ NỞ BỆNH NHI
1.7.1. Dụng cụ, thuốc và vật tư tiêu hao1.7.1.1. Dụng cụ 1.7.1.1. Dụng cụ
- Máy gây mê với hệ thống nưả hở, van chữ T, van khơng hít thở lại dùng cho trẻ em, hệ thống thở Jackson – Rees.
- Đèn soi thanh quản:
+ Lưỡi đèn thẳng: Miller 0,1,2 cho sơ sinh, trẻ nhỏ. + Lưỡi cong: Mac Intosh 2,3 cho trẻ lớn.
Cỡ ống: khoảng bằng đầu ngón út của trẻ hay đường kính trong (ID) + Sơ sinh: ID = 2,5 – 3,5
+ < 2 tuổi: ID = 4 – 4,5 + > 2 tuổi: ID = 4 + tuổi/4
- Nịng nội khí quản, kiềm Magill
- Bóng giúp thở có túi dự trữ, mask giúp thở
- Nguồn hút áp lực âm và dụng cụ hút đàm nhớt hầu họng
- Gel bôi trơn tan trong nước, băng keo, bơm tiêm 5ml để bơm bóng chèn.
- Hệ thống monitor: theo dõi điện tim, SpO2, EtCO2, nhiệt độ, huyết áp.
1.7.1.2. Thuốc
- Giảm đau: Fentanyl 1mcg/ml
- Thuốc mê: Fresofol 1% 10mg/ml và khí mê Sevorane
- Giãn cơ: Rocuronium 10mg/ml
1.7.2. Kỹ thuật gây mê
1.7.2.1. Chuẩn bị người bệnh
- Thăm khám trước mổ, xét nghiệm thường quy.
- Thời gian nhịn ăn uống trước khi gây mê:
Bảng 1.5. Thời gian nhịn ăn
Tuổi Sữa – thức ăn Nước trong
< 36 tháng 6 giờ 2 giờ
>36 tháng 8 giờ 2 giờ
- Trong trường hợp phải mổ ngay mà bệnh nhi mới ăn chưa quá 6 giờ thì phải rửa dạ dày.
- Chỉ thụt tháo khi mổ đại tràng.
- Lắp đặt đường truyền dịch tĩnh mạch.
1.7.2.2. Chuẩn bị dụng cụ
- Lắp cán đèn vào lưỡi đèn, chọn loại kích cỡ và lưỡi đèn phù hợp.
- Kiểm tra các dụng cụ cần thiết: ống nội khí quản, que dẫn đường, bóng bóp giúp thở, thế thở Jackson Rees đối với trẻ nhỏ, đối với bệnh nhi thở qua máy gây mê thì cài đặt mode phù hợp.
- Chọn ống nội khí quản phù hợp, kiểm tra bóng chèn, tra gel, đặt ống thơng nịng nếu cần.
1.7.2.3. Kỹ thuật đặt Khởi mê
- Khởi mê bằng thuốc mê hô hấp Sevorane 8l/p và oxy 6l/p hoặc bằng đường tĩnh mạch: Fresofol 1% (2,5 – 3 mg/kg) và cho thở oxy 6l/p.
- Úp mặt nạ bóp bóng 100% khí oxy 6l/p.
- Cho thuốc giảm đau: Fentanyl 1mcg/ml (1 - 3 mcg/kg)
- Cho thuốc dãn cơ: Rocuronium (0,45 – 0,6 mg/kg)
Đặt nội khí quản
- Cầm đèn soi thanh quản bằng tay trái, đưa lưỡi đèn vào khoang miệng từ phía mép phải của người bệnh
- Gạt lưỡi sang trái và lên trên bằng lưỡi đèn.
- Đầu lưỡi đèn đưa vào góc giữa tiểu thiệt và lưỡi (với lưỡi đèn cong) nếu lữoi đèn thẳng thì đầu lưỡi đèn nâng mặt tiểu thiệt lên để bộc lộ thanh môn.
- Cầm cán đèn kéo lưỡi đèn hướng lên theo hướng thẳng góc với xương hàm dưới, chú ý khơng được tì lưỡi đèn vào răng hoặc lợi người bệnh để bẩy.
- Tay phải cầm ống nội khí quản đưa đầu ống qua chỗ mở của dây thanh mơn vào khí quản.
- Rút đèn soi thanh quản.
- Lắp hệ thống hơ hấp vào bóp bóng oxy và nghe kiểm tra ở ngực 4 vị trí (2 đỉnh phổi, 2 đáy phổi) và ở bụng (vị trí dạ dày).
- Cố định ống nội khí quản bằng băng dính đúng vị trí cần thiết.
Duy trì mê
- Khi duy trì mê phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: mê, giảm đau, giãn cơ, các chức năng sinh tồn vì vậy cần điều chỉnh các thuốc và hệ thống mê cho phù hợp.
- Duy trì bằng thuốc mê tĩnh mạch với các thuốc giảm đau, giãn cơ và phối hợp.
- Duy trì bằng thuốc mê hơ hấp cùng với giảm đau, giãn cơ.
1.7.3. Hồi tỉnh và rút ống nội khí quản
- Thuốc giải dãn cơ: Neostigmine 0,04 – 0,08mg/kg + Atropin 0,02 mg/kg. Pha loãng, tiêm tĩnh mạch chậm.
- Trẻ tự thở tốt cả về tần số, biên độ (nên đo thơng khí phút).
- SpO2 ít nhất phải đạt hơn 96% khi thơng khí có oxy hỗ trợ.
- Bảo trẻ mở mắt, há mồm, thè lưỡi, lắc đầu mà trẻ làm đúng, tự nhấc đầu lên khỏi giường.