- Tranhảnh SLTK
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm
Qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các giờ thực nghiệm sư phạm; kết hợp với việc trao đổi trực tiếp với các giáo viên cộng tác và học
sinh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng; cùng với việc xử lý số liệu theo phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả các bài kiểm tra của học sinh, tác
giả nhận thấy có một số điểm cần lưu ý như sau:
*Đối với giáo viên:
- Khi giáo viên sử dụng kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng
nhằm minh hoạ, giải thích, mở rộng cho kiến thức bài học đã làm cho không
khí lớp học sôi nổi hẳn lên, bởi các em được huy động vốn kiến thức thực tế
của bản thân để phục vụ quá trình học tập. Mặt khác, nhờ vào các kiến thức sinh độn g, cụ thể đ ó mà khả năn g tiếp th u tri th ức của họ c sin h tốt rõ rệt.
Những kiến thức khó, những khái niệm trìu tượng được giải quyết một cách
nhẹ nhàng mà vẫn có sức thuyết phục cao. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và
còn có thể tự lấy thí dụ chứng minh cho nội dung kiến thức SGK. Ngoài ra,
việc lựa chọn kiến thức địa lý địa phương và đưa chúng vào bài giảng một
cách khôn khéo, sáng tạo của giáo viên đã kích thích được tính tò mò, niềm
hứng thú nhận thức của các em, vì đó là những điều SGK không viết, những điều học sinh nhìn thấy ở ngoài cuộc sống mà chưa giải thích được.
- Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học trong một giờ học để
vừa có thể đạt được mục tiêu, yêu cầu bài học đặt ra (bao gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi) vừa có thể cung cấp, bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho các em. Đây là một cách làm nhằm khắc phục những hạn chế
trong dạy học địa lý địa phương ở các trường phổ thông hiện nay. Các phương pháp tích cực được sử dụng tối đa (như là: nêu vấn đề, thảo luận, tự
nghiên cứu, khai thác bản đồ, tranh ảnh, số liệu, ứng dụng tin học), bên cạnh
việc kết hợp với những ưu điểm của các phương pháp truyền thống (như là: đàm thoại, giảng giải, giảng thuật), khiến cho học sinh lúc nào cũng phải độc
não làm việc, vừa nghe, vừa ghi, vừa hoàn thành các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra.
- Theo đa số ý ki ến giáo viên thì việc bài giảng có sự tích hợp kiến
thức địa lý địa phương sẽ thuyết phục hơn, hấp dẫn hơn và khả năng tiếp thu
nội dung bài giảng và nhớ kiến thức của học sinh cũng tốt hơn rất nhiều so
với việc dạy học thông thường theo SGK và theo các phương pháp dạy học
cũ. Tuy nhiên, các giáo viên cho rằng, để soạn các giáo án như thế sẽ mất
nhiều công sức, thời gian và phải thường xuyên theo dõi cập nhật, thu thập
thông tin về địa lý địa phương; ở trên lớp, hiệu quả của giờ học phụ thuộc rất
lớn vào tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh. Nhưng không vì thế
mà phủ nhận bài giảng tích hợp kiến thức địa lý địa phương có khá nhiều điểm mạnh nên tác giả khuyến nghị các giáo viên nên vận dụng hình thức này
trong dạy học địa lý, nhất là dạy học địa lý lớp 10. Song cần chú ý là tuỳ từng
nội dung bài học trong SGK mà có sự lựa chọn các kiến thức địa lý địa phương để đưa vào “địa chỉ” phù hợp, bởi việc lạm dụng quá mức sẽ làm mất đi tính chất khoa học, khái quát, đại cương của một bài giảng địa lý; quan
trọng hơn là giáo viên cần biết cách vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy
học (truyền thống và hiện đại) làm sao cho thật khéo léo, mềm dẻo để việc
tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 đáp ứng tốt
nhất với yêu cầu và thực tế dạy học ở các trường THPT hiện nay.
*Đối với học sinh:
- Mức độ am hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức thực tế địa lý địa phương vào các bài học trong SGK của nhóm thực nghiệm luôn cao hơn
- Học sinh ở nhóm thực nghiệm đã hình thành được cho mình thói
quen chủ động, độc lập nhận thức trong quá trình học tập; biết cách liên hệ,
vận dụng các kiến thức thực tế địa phương vào bài học rất nhanh và sáng tạo; trước một vấn đề nghiên cứu học sinh biết đưa ra các quan điểm riêng của cá nhân để trao đổi trực tiếp với giáo viên và bạn bè. Các em tích cực tham gia
vào bài giảng cùng với giáo viên, linh hoạt trong việc sử dụng các phương
tiện trực quan phục vụ cho việc tiếp thu tri thức.
- Chất lượng học tập của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm
đối chứng: [bảng 3.6]
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả 3 lần kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đốichứng
Kiểm tra SL HS TBKT Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Lần 1 208 207 7.11 6.57 30 15 114 96 62 84 2 12 % % - - 14.4 7.2 54.8 46.4 29.8 40.6 1.0 5.8 Lần 2 208 207 7.25 6.60 39 19 110 93 54 84 5 11 % % - - 18.8 9.2 52.8 44.9 26.0 40.6 2.4 5.3 Lần 3 208 207 7.24 6.62 44 20 103 99 55 65 6 23 % % - - 21.1 9.7 49.5 47.8 26.4 31.4 2.9 11.1
+ Điểm trung bình cộng của học sinh nhóm thực nghiệm luôn đạt mức điểm trên 7 , được nân g cao d ần qua các tiết d ạy ; còn họ c sin h n h óm đ ối
chứng chỉ dao động trong mức điểm trên 6.
+ Điểm khá, giỏi của học sinh nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng (đạt từ 70% trở lên), điểm số tập trung nhiều ở mức 7, 8, 9; ngược
lại nhóm đối chứng có số điểm trung bình, yếu kém nhiều hơn, gần gấp đôi
nhóm thực nghiệm (trên 45%), điểm số dao động ở mức 5, 6, 7.
+ Ở nhóm thực nghiệm, bài kiểm tra nào cũng có học sinh đạt điểm
tuyệt đối (10), còn nhóm đối chứng thì không có học sinh nào.
+ Điểm thấp nhất của nhóm thực nghiệm sau 3 lần kiểm tra là điểm 4, trong khi đó lớp đối chứng là điểm 3, số điểm dưới 5 rất nhiều (trên 5%).
+ Nhìn vào các biểu đồ biểu diễn chất lượng học tập của học sinh sau mỗi lần kiểm tra, ta thấy đường biểu diễn của nhóm thực nghiệm luôn nhích
dần về phía bên phải của biểu đồ. Điều đó chứng tỏ chất lượng học tập của
nhóm thực nghiệm có xu hướng tốt lên, còn nhóm đối chứng hầu như không
thay đổi.
- Khi phân tích nguyên nhân chất lượng lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng thấy rằng do lớp thực nghiệm thầy trò vận dụng kiến thức địa lý
tỉnh Thái Nguyên vào bài học đã làm cho học sinh hiểu rõ bản chất kiến thức,
học sinh hứng thú học tập, nhớ kiến thức lâu hơn, làm bài kiểm tra có tính chặt chẽ logic hơn.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, bởi vì con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển. Để xứng đáng với vị trí của mình, ngành giáo dục cần
phải nâng cao và đổi mới trên mọi phương diện: nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học ở tất cả các bậc học, ngành học,
môn học. Theo tinh thần đó, đối với bộ môn địa lý nói chung và chuyên đề địa lý địa phương nói riêng thì ngoài việc cải cách, biên soạn lại nội dung chư ơng
trình và hướng dẫn phương pháp giảng dạy, chúng ta có thể tiến hành hình
thức lồng ghép, tích hợp các kiến thức này với nhau để chúng hỗ trợ, bổ sung
cho nhau. Bởi vì, địa lý địa phương là một bộ phận của bộ môn địa lý, cho
nên về đối tượng nghiên cứu của chúng gần giống nhau, chỉ khác về phạm vi
nghiên cứu. Đối t ượng nghiên cứu của địa lý địa phương lại là những sự vật,
hiện tượng địa lý hết sức thân quen, gần gũi với học sinh cho nên việc tích
hợp nội dung này vào việc dạy học địa lý không những giúp cho quá trình tiếp
thu tri thức địa lý được tốt hơn, mà đây còn là một biện pháp hiệu quả để cung
cấp, bổ sung, làm giàu kiến thức địa lý địa phương cho các em.
Khi bài giảng có sự tích hợp kiến thức địa phương sẽ mang tính thuyết
phục và thu hút sự chú ý của học sinh nhiều hơn, thậm chí nó còn có thể làm thay đổi cả nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về quê hương, giáo dục
tình yêu quê hư ơng đất nước cho các công dân tương lai. Mặt khác, nội dung
kiến thức địa lý lớp 10 chủ yếu là những khái niệm địa lý tự nhiên, địa lý kinh
tế - xã hội đại cương nên để làm rõ được các khái niệm này, giáo viên phải sử
dụng khá nhiều các đối tượng địa lý cụ thể nhằm minh hoạ và giải thích các
khái niệm đó. Những đối tượng địa lý ở xa trên thế giới, ở nước ngoài hay địa phương khác chỉ đư ợc biểu hiện trên bản đồ, tranh ảnh nên vẫn không có sức
truyền tải thông tin tốt bằng các đối tượng, hiện tượng địa lý ở ngay tại địa phương, nơi học sinh sinh sống và học tập. Hơn nữa, việc sử dụng các ví dụ là
thức tự nhiên, kinh tế - xã hội của quê hương cho học sinh, quan trọng là qua đó giáo dục tình cảm, hành vi tốt đẹp cho các em, không thể thực hiện được
bằng 6 tiết địa lý địa phương ở lớp 9 và lớp 12 mà phải được tích hợp ở các
giáo trình địa lý khác, đặc biệt là địa lý lớp 10. Vì thế, chẳng có cách làm nào hay hơn việc giáo viên lấy ngay các sự vật, hiện tượng địa lý có ở tỉnh, huyện,
xã của các em để làm ví dụ cho các kiến thức bài giảng. Sự kết hợp hài hoà
giữa kiến thức khoa học địa lý trong SGK với kiến thức địa lý địa phương sẽ
mang lại một chất lượng mới cho bài giảng địa lý.
Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu “Tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 trường THPT”, đã làm đ ược một số công
việc sau:
- Xác định được cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiếp thu những phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản và quan điểm dạy học tích cực của dạy học địa lý nói chung và địa lý địa phương nói
riêng trong quá trình thực hiện đề tài.
- Luận văn được tiến hành nghiên cứu dựa trên thực trạng dạy học địa lý địa phương và cách thức tích hợp nội dung này vào dạy học địa lý lớp 10,
lấy thí dụ ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên. Có thể xem đây là cơ sở thực
tiễn hết sức quan trọng để tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài.
- Xác định được hình thức và các phương pháp dạy học để tích hợp
kiến thức địa lý địa phương vào dạy học theo hướng tích cực và thiết kế bài
giảng địa lý lớp 10 theo hướng dạy học tích cực.
- Qua thực n g h iệm sư phạm ở các trườn g THPT của tỉn h Th ái
Nguyên, tác giả nhận thấy những ưu điểm bư ớc đầu của hình thức tích hợp
kiến thức địa lý địa phương vào dạy học mà đề tài nêu ra:
+ Về phía giáo viên: Công tác soạn giảng được đầu tư về mặt thời
gian, việc lựa chọn nội dung kiến thức cũng như cải tiến phương pháp dạy
học theo hướng tích cực đã mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập cao, phù
+ Về phía học sinh: Trong giờ học, học sinh không bị gò bó, mà luôn
chủ động tự tìm tòi tri thức, giờ học biểu hiện rõ sự hứng thú, sôi nổi tham gia
tích cực vào bải giảng của học sinh, kiến thức khoa học địa lý trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống, học sinh tiếp thu bài tốt, nhớ bài lâu.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn cho nên quá trình thực
nghiệm chưa được thực hiện rộng khắp ở các trờng THPT trên địa bàn của
các tỉnh trong cả nước, tác giả dự định nếu có điều kiện sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này không chỉ đối với lớp 10 mà còn tiến hành với nhiều
lớp khác và địa bàn nhiều tỉnh (thành phố) khác.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả có đưa ra một số kiến nghị sau đây:
- Cần phải tăng cườn g đ ầu tư cở sở vật chất kỹ thuật cho các nhà trường phổ thông để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy và học tập theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu giảng dạy và h ớng dẫn
giảng dạy chuyên đề địa lýđịa phương trong các nhà trường phổ thông. Ngoài
ra, cần phải có một tài liệu chính và dành riêng cho từng cấp để học sinh có
thể học tập và tham khảo một cách dễ dàng.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, các hội nghị chuyên đề dành riêng cho
việc hướng dẫn giáo viên dạy học địa lý địa phương đạt hiệu quả cao, trong đó cần phải hướng dẫn cách thức tích hợp nội dung kiến thức này vào dạy học địa lý ở các lớp.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập địa lý của học sinh nên có sự
phối hợp giữa kiểm tra kiến thức và kiểm tra kỹ năng, giữa kiểm tra tự luận
với kiểm tra trắc nghiệm, giữa kiểm tra nội dung khoa học địa lý trong SGK
với kiểm tra kiến thức thực tế ở địa phương. Có như vậy, việc đánh giá chất lượng học sinh mới đảm bảo tính toàn diện.
- Bản thân giáo viên địa lý cần chủ động, sáng tạo, sưu tầm, tìm tòi,
nghiên cứu kiến th ức địa lý địa ph ươn g, tron g đ ó đ ặc biệt là kiến th ức tự
nhiên, kinh tế - xã hội của huyện (quận), xã (phường) - quê hương gần gũi của
học sinh để tích hợp vào bài giảng của mình. Đây là những kiến thức vô cùng