Các phương pháp dạy học để tích hợp kiến thức địalý địa phương vào dạy học Địa lý lớp

Một phần của tài liệu TICH HOP DIA LY DIA PHUONG VAO DAY HOC DIA LY 10 ( DH THAI NGUYEN ) (Trang 54)

- Con đường diễn dịch: là quá trình hình thành khái niệm đi từ việc

2.3.4. Các phương pháp dạy học để tích hợp kiến thức địalý địa phương vào dạy học Địa lý lớp

Dựa vào các nguyên tắc đã nêu, giáo viên sẽ lựa chọn được các kiến

thức địa lý địa phương điển hình để đưa vào các “địa chỉ” (các đơn vị kiến

thức) phù hợp trong bài học. Nhưng điều quan trọng hơn là giáo viên phải tìm cách đưa chúng đến với học sinh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Sự hiệu

quả ở đây không chỉ riêng về mặt nhận thức mà cả về mặt thái độ và hành vi.

Về mặt nhận thức cần đạt được hai mục đích đó là: học sinh nắm chắc kiến

thức bài học trong SGK và hiểu biết về kiến thức địa lý địa phương (quê hương). Về mặt thái độ, hành vi đó là: tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong

học tập, khả năng ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, có

tình yêu, ý thức trách nhiệm đối với quê hươn g đất nước. Các phương pháp

dạy học dưới đây sẽ là những phương tiện giúp ta đạt nhiều mục đích dạy học,

còn hiệu quả tiếp thu các kiến thức bài học và địa lý địa phương của học sinh

lại phụ thuộc phần lớn vào khả năng chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên, cũng như đặc điểm nhận thức của các em.

*Phương pháp đàm thoại

Là một phương pháp dùng lời nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại

giữa thầy và trò. Thông thường giáo viên là người chủ động đề ra các câu hỏi

và yêu cầu học sinh trả lời. Khi chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần nghiên cứu kỹ

những ý trọng tâm của bài, tìm ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực

suy nghĩ, phải vận dụng các thao tác tư duy cần thiết mới tìm ra được lời giải đáp, để đặt thành câu hỏi. Còn học sinh, từ những kiến thức cũ đã được học

hoặc từ những kinh nghiệm trong đã tích luỹ được trong cuộc sống, vận dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp… để củng cố, mở rộng hay

lĩnh hội tri thức mới đã được hình thức hoá dưới dạng những câu hỏi hỏi và

câu trả lời.

Giáo viên cũng phải hình dung ra được quá trình suy nghĩ, làm việc

của học sinh. Họ sẽ dựa vào những kiến thức nào, những kỹ năng nào đề trả

lời. Những dữ liệu nào đã biết, những dữ liệu nào còn thiếu, những kiến thức

nào cần phải bổ sung thêm bằng những câu hỏi phụ… Có như vậy, mới phát huy được tư duy, hứng thú của học sinh vào nhiệm vụ học tập. Với một số ưu điểm vượt trội như đã nêu ở trên, phương pháp đàm thoại vẫn là một trong các phương pháp được sử dụng nhiều trong giảng dạy hiện nay, sử dụng rộng

rãi trong mọi trường hợp như giảng bài mới, củng cố, hệ thống hoá kiến thức,

kiểm tra kiến thức…

Mặc dù chương trình Địa lý lớp 10 chủ yếu là những kiến thức mang

tính chất đại cương, song những kiến thức này học sinh đã được học sơ lược ở

cấp dưới, nhất là lớp 6 nên việc giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại sẽ

rất tốt. Mặt khác, các kiến thức học ở Địa lý lớp 10 lại hết sức gần gũi với

cuộc sống đời thường của các em, dó đó giáo viên có thể đàm thoại để trao đổi cùng học sinh về những kiến thức địa lý địa phương nhằm minh hoạ, giải

thích và khắc sâu kiến thức của bài học, đồng thời đó là cách đểđưa kiến thức địa lý quê hương đến cho học sinh bằng con đường ngắn nhất. Thí dụ: Khi dạy bài “Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, giáo viên có thể hỏi:

“Qua thực tế sống ở địa phương, em hãy cho biết địa phương của chúng ta

chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa nào? Đặc điểm của chúng ra sao?”.

Nếu các em là học sinh ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thì gió mùa Đông Bắc là loại gió điển hình nhất, còn ở các tỉnh Nam Bộ (Đồng bằng sông

Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên) thì gió mùa Tây Nam là loại gió rất

quen thuộc, với các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Trung Bộ thì gió mùa Đông Nam

có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Hay bài “Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng

tới chế độ nước sông”, giáo viên gợi ý: “Theo sự hiểu biết của các em, chế độ nước sông ở quê mình chịu ảnh hưởng của chế độ mưa như thế nào?”. Giáo

viên cần khắc sâu cho các em rằng: Ở Việt Nam, chế độ nước sông chịu sự tác động trực tiếp của chế độ mưa theo mùa. Tuy nhiên ở từng nơi mùa mưa bắt đầu và kết thúc khác nhau. Đối với những địa phương ở Bắc Bộ và Nam Bộ

thì mùa lũ của sông trùng với mùa mưa là mùa hè (giải thích), còn với những địa phương ở Trung Bộ thì mùa lũ lại là thời kỳ thu đông bởi khu vực này mưa nhiều vào cuối thu đầu đông (giải thích).

*Phương pháp giảng thuật

Là phương pháp cung cấp tri thức cho học sinh bằng cách giáo viên

dùng lời nói của mình để thuật lại, kể lại, mô tả lại các sự kiện, hiện tượng địa

lý một cách chi tiết, có hệ thống. Phương pháp giảng thuật được các nhà lý

luận dạy học coi như là một biện pháp tốt để cung cấp biểu tượng và khái

niệm địa lý, phục vụ cho việc khai thác tri thức cho học sinh. Nếu kết hợp phương pháp với các phương tiện trực quan như tranh ảnh, mô hình …, cùng với lời giảng rõ ràng, trong sáng và truyền cảm của giáo viên thì cũng rất dễ

hấp dẫn học sinh và tạo ra cho các em những biểu tượng, khái niệm địa lý sinh động. Tuy nhiên, nhược điểm chính của nó cũng vẫn là làm cho học sinh

thụ động trong việc lĩnh hội tri thức.

Đối với chương trình Địa lý lớp 10, nội dung chủ yếu là các khái niệm địa lý. Tuy vậy, giảng thuật vẫn được sử dụng khá nhiều bởi nó cung cấp biểu tượng về các sự vật, hiện tượng địa lý và là cơ sở hình thành nên khái niệm.

Giáo viên có thể mô tả, thu ật lại những hiện tượng, quá trình địa lý diễn ra

ngay tại địa phương để học sinh nắm khái niệm địa lý được rõ ràng, học sinh tiếp thu nhanh, gây hứng thú trong tiết học. Tuy vậy, giáo viên cần phải lựa

chọn những vấn đề điển hình ở địa phương để thuật lại, quan trọng hơn nữa là

nó phải sát với nội dung bài học. Thí dụ: thuật lại sức tàn phá của một cơn lũ

lịch sử diễn ra địa phương khi dạy bài “Thuỷ quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông”. Đối với các học sinh ở vùng đồng bằng thì hầu như năm nào các em cũng được chứng kiến cảnh tượng dữ dội của các trận lũ

Cho nên giáo viên chỉ cần lấy một cơn lũ tiêu biểu xảy ra ở thời điểm gần

nhất để diễn tả vắn tắt, từ đó các em nhận thức được sự ảnh hưởng nặng nề

của lũ lụt đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người và sự thay đổi

thuỷ chế của các con sông do nhiều nguyên nhân tạo nên song chế độ mưa là

nguyên nhân quan trọng nhất ở tất cả các địa phương trong cả nước; hay mô tả quang cảnh không gian quy hoạch và cách thức tổ chức sản xuất của một

khu công nghiệp đóng trên đ ịa phương nếu như dạy bài 33 “Một số hình thức

chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”. Học sinh ở tỉnh Thái Nguyên, có

thể lấy ví dụ các khu công nghiệp lớn như Gang Thép (thành phố Thái Nguyên), Quang Sơn (Đồng Hỷ), Sông Công (thị xã Sông Công), Gò Đầm

(Phổ Yên)… Cho dù ở địa phương nào giáo viên cũng cần phải làm rõ các

khu công nghiệp đều có đặc điểm chung sau: có ranh giới cụ thể, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp và dịch vụ thuộc nhiều thành phần

kinh tế, cùng sử dụng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, được hưởng quy chế và ưu đãi riêng, có ban quản lý thống nhất, môi trường sinh thái, an ninh quốc

phòng được đảm bảo.

*Phương pháp giảng giải

Là phương pháp giáo viên dùng lời đ ể g iải th ích các sự kiện, hiện tượng địa lý. Phương pháp nàythường kết hợp với các phương tiện trực quan

(tranh ảnh, số liệu, biểu đồ, bản đồ…) để minh hoạ cho những lời giải thích.

Do vậy, còn gọi phương pháp này là phương pháp giải thích - minh hoạ.

Địa lý lớp 10 có rất nhiều nội dung kiến thức giáo viên cần phải giải

thích làm rõ cho học sinh. Thí dụ: giải thích nguyên nhân sinh ra mùa, nguyên

nhân sinh ra gió mùa, nguyên nhân gây ra hiện tượng đô thị hoá … Đây là những kiến thức đại cương, giải thích được những mối quan hệ nhân quả phổ

biến này học sinh mới có thể giải thích được các trường hợp cụ thể tương tự ở

các lãnh thổ lớn nhỏ khác nhau trên thế giới . Khi bài giảng có sự tích hợp

kiến thức địa lý địa phương, giáo viên nên áp dụng phương pháp giảng giải để

rõ thêm nội dung kiến thức trong bài, đồng thời giúp các em có cái nhìn toàn

diện và chính xác hơn về thực tế địa phương mình. Thí dụ: giải thích hiện tượng xói mòn đất do tác động của ngoại lực khi dạy bài 9 “Tác động của

ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, hiện tượng này khá phổ biến ở các

tỉnh miền núi cho nên nếu là học sinh ở khu vực này các em thấy biểu hiện

của nó đó là đất trơ sỏi đá, nghèo chất dinh dưỡng, hình thành các ranh xói,

khe sâu. Quá trình này được hình thành bởi các dòng chảy tạm thời với lưu lượng nước lớn, tốc độ mạnh (do địa hình dốc), nhất là khi rừng bị chặt phá

nhiều vì không có gì để giữ dòng chảy lại; giải thích sự phát triển và phân bố

của sinh vật khi dạy bài 18 “Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát

triển và phân bố của sinh vật”, trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng thì khí hậu và đất là hai nhân tố quyết định đến sự có mặt của mọi sinh vật trên Trái Đất,

cho nên mỗi vùng lãnh thổ với kiểu khí hậu và loại đất riêng biệt sẽ có một

vài loài sinh vật đặc trưng, điều này thấy rõ nhất là ở thực vật. Giáo viên ở các

tỉnh trung du miền núi có thể lấy ví dụ là cây chè, là loại cây ưa khí hậu cận

nhiệt, đất feralit đồi núi; giáo viên ở các tỉnh Tây Nguyên nên lấy cây cà phê,

là loại cây ưa khí hậu nóng ẩm, sinh trưởng tốt trên đất bazan; cây cao su sẽ là

sự lựa chọn của giáo viên các tỉnh Đông Nam Bộ, bởi nó là loại cây nhiệt đới,

không chịu được gió mạnh, phát triển tốt đất xám bạc màu và đất bazanan.

Hình 2.6. Cây cà phê Đắc Lắc Hình 2.7. Cây chè Thái Nguyên

Nguồn: www.nhandan.org.vn Nguồn: www.baothainguyen.org.vn

*Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan

Các phương pháp dạy học dùng lời (truyền thống) thường kết hợp với các phương tiện trực quan như: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, băng hình… nhằm

gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. Nhưng không phải lúc nào

chúng ta cũng tìm được các phương tiện nêu trên để minh hoạ cho nhiều sự

vật, hiện tượng nổi tiếng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong khi đó,

các sự vật và hiện tượng cụ thể, tương tự lại rất dễ tìm thấy ở địa phương, nơi

thôn, xóm, làng, xã, quận, huyện. Vì v ậy, giáo viên có thể tự vẽ lược đồ, thu

thập số liệu, chụp ảnh, quay phim, xây dựng các đĩa CD, tìm kiếm các phần

mềm địa lý… để phục vụ cho quá trình dạy học của mình. Mặt khác, bản thân

một số phương tiện (bản đồ, tranh ảnh, băng hình) lại là nguồn tri thức để cho

học sinh khai thác, hỗ trợ tích cực vào việc học tập của các em nên nhất thiết

không thể thiếu chúng.

Ngoài bản đồ, SLTK là những phương tiện trực quan gắn liền với các

bài giảng địa lý thì các phương tiện trực quan khác như: tranh ảnh, mô hình,

mẫu vật… là những nguồn tri thức rất có giá trị để học sinh khai thác kiến

thức và rèn luyện các kỹ năng bộ môn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao hơn

trong dạy học, tốt hơn hết giáo viên nên lựa chọn những tranh ảnh, mô hình,

mẫu vật gần gũi với các em, càng gần gũi thì biểu tượng địa lý sẽ càng sáng.

Do đó, những bức tranh, bức ảnh được chụp ngay tại địa phương các em học

tập và sinh sống, những mẫu vật được lấy từ cuộc sống sinh hoạt và sản xuất

của quê hương có lẽ là lựa chọn đầu tiên của các thầy (cô) giáo nhưng chúng

phải phù hợp với nội dung SGK. Nếu làm được như vậy, giáo viên đỡ mất

thời gian trong việc dùng nhiều loại phương tiện trực quan để làm rõ biểu tượng, mặt khác lại rất hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh và là cách để giáo viê n cung cấp, bổ sung luôn những kiến thức thực tế, kiến

thức địa lý địa phương nhanh nhất cho các em. Thí dụ: khi dạy bài 37 “Địa lý

ngành giao thông vận tải”, giáo viên căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mà có thể tiến hành chụp ảnh quang cảnh của một sân ga để học sinh phát hiện ra các đặc điểm của ngành vận tải đường sắt, chụp ản h mộ t b ến sôn g đ ể tìm thấy các đ ặc điểm của n gàn h vận tải được sôn g,

Hình 2.8. Sân bay Nội Bài (Hà Nội) Hình 2.9. Cảng biển Hải Phòng

Nguồn: www.goole.com.vn Nguồn: haiphong.gov.vn

Hoặc khi dạy bài 42 “Môi trường và sự phát triển bền vững”, giáo viên chụp lại hình ảnh một con sông bị ô nhiễm bởi sự vô ý thức của con người trong sinh hoạt và sản xuất. Nếu là tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc

Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình giáo viên nên chọn sông Cầu, đó là

các tỉnh có dòng sông này chảy qua và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng trước sự

phát triển ồ ạt của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp dọc hai bờ sông.

Nếu ở Hà Nội, giáo viên nên chọn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là hai con

sông ô nhiễm nhất thủ đô do rác thải sinh hoạt của các khu dân cư thải ra.

Bên cạnh các phương tiện trực quan nêu trên, cùng với sự phát triển

của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cũng như khả năng ứng dụng rộng rãi

của nó vào trong đời sống thì hiện nay trong lĩnh vực giáo dục đã xuất hiện rất

nhiều các phương tiện trực quan hiện đại giúp ích rất tốt cho việc dạy học của

giáo viên và học sinh. Đó là: băng hình giáo khoa, CD dạy học địa lý, phần

mềm địa lý, website địa lý… Giáo viên địa lý cũng có thể sử dụng các phương tiện này khi dạy học tích hợp kiến thức địa lý địa phương. Song cần lưu ý, cho dù sử dụng phương tiện nào thì trong nội dung của nó ngoài các

kiến thức địa lý địa phương phải luôn bám sát SGK để trang bị cho học sinh

các kiến thức của khoa học địa lý, đây mới là mục tiêu cơ bản nhất của việc

*Phương pháp điều tra, sưu tầm

Phương pháp điều tra, sưu tầm là một trong những phương pháp cơ

bản, có tác dụng phát huy triệt để tính tích cực, chủ động của học sinh trong

quá trình học tập. Đối với học sinh, phương pháp này yêu cầu các em phải

tiến hành một dãy những hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định

nhằm tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề đã được thừa nhận và có thật. Câu

trả lời không phải được lấy từ một cuốn sách có sẵn, mà do chính học sinh rút ra được dựa trên kết quả tìm tòi của bản thân như: sưu tầm các nguồn thông

tin, phân tích các tài liệu, số liệu, biểu, bảng… để đưa ra kết luận và quyết định phương án giải quyết hợp lý nhất; còn giáo viên giữ vai trò hướng dẫn và

Một phần của tài liệu TICH HOP DIA LY DIA PHUONG VAO DAY HOC DIA LY 10 ( DH THAI NGUYEN ) (Trang 54)