Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp

Một phần của tài liệu TICH HOP DIA LY DIA PHUONG VAO DAY HOC DIA LY 10 ( DH THAI NGUYEN ) (Trang 48)

- Con đường diễn dịch: là quá trình hình thành khái niệm đi từ việc

2.3.3. Định hướng một số nguyên tắc chung để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp

Để tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý có hiệu

quả, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

- Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài học phải có mối quan hệ logic chặt chẽ với các kiến thức

có sẵn trong bài học. Các kiến thức của bài học được coi như là cái nền làm cơ sở cho kiến thức địa lý địa phương có chỗ dựa. Nói cách khác, dạy bài nào

chúng ta cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức của bài đó, từ đó mới đi tìm và lựa chọn các kiến thức địa lý địa phương phù hợp với nội dung của bài học.

Thí dụ: khi dạy bài 11 “Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất”, để minh hoạ cho ý phân bố nhiệt độ theo đai cao, giáo viên ở các tỉnh

miền xuôi không thể lấy một ngọn đồi nằm giữa khu vực đồng bằng để chứng

minh cho ý này, mà nên tìm một ngọn núi cao có trong địa phương hay các địa phương lân cận để chứng minh, làm rõ. Hoặc khi dạy bài 17 “Thổ nhưỡng

quyển. Các nhân tố hình thành đất”, để chứng minh cho ý mỗi loại đất được

hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch), thì ở địa phương có loại đất nào giáo viên nên lấy loại đó để dẫn chứng, không nên lấy

quá nhiều các loại đất mà địa phương không có. Nếu là các tỉnh trung du miền

núi phía bắc thì loại đất phổ biến feralit trên đá phiến, đá vôi; các tỉnh đồng

bằng chủ đạo là đất phù sa trên đá trầm tích; các tỉnh Tây Nguyên đặc trưng là đất bazan trên đá macma…

- Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài phải có hệ thống, tránh

sự trùng lặp, phải thích hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải đối

với nhận thức của các em trong việc lĩnh hội nội dung chính của bài học.

Theo nguyên tắc này, những kiến thức đưa vào bài cần được sắp xếp đúng

chỗ, hợp lý, làm cho kiến thức môn học thêm phong phú, sát với thực tiễn và

logic của môn học, bài học không bị phá vỡ, học sinh hứng thú học tập vì luôn được cung cấp những kiến thức mới. Muốn làm được điều đó, ngay từ đầu năm học, giáo viên phải nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu và tinh

thần của toàn bộ chương trình mà mình phụ trách, mối liên hệ giữa các bài,

các mục trong bài, có nghĩa là nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng của toàn

bộ chương trình để dự kiến các kiến thức địa lý địa phương sẽ liên hệ, bổ

sung, mở rộng và sắp xếp chúng thành một hệ thống. Thí dụ: khi dạy bài 12

“Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính”, giáo viên cần trình bày lần lượt

các loại gió theo như cách trình bày của SGK. Đến loại gió nào mà địa phương có, giáo viên mới liên hệ đến nó. Sự liên hệ cũng nên tuần tự theo đặc điểm của các loại gió đã nêu trong sách bắt đầu từ nguồn gốc, tính chất, thời

công nghiệp”, để liên hệ với công nghiệp địa phương giáo viên cần phải đưa

các kiến thức đó vào đúng chỗ, có trật tự, không quá lạm dụng, tức là đến

ngành công nghiệp nào chúng ta chỉ lấy những ví dụ liên quan đến ngành công

nghiệp ấy và đi theo các nội dung sau: vai trò, tình hình sản xuất, phân bố.

Hình 2.2. Nhà máy luyện gang (Thái Nguyên) Hình 2.3. Nhà máy ô tô Hon Đa (Vĩnh Phúc)

Nguồn: www.baothainguyen.org.vn Nguồn: www.vinhphuc.gov.vn

- Vì nhiều nguyên nhân trong đó có sự hạn chế, quy định số trang

trong một bài và để phát huy tính độc lập, sáng tạo của thầy và trò trong dạy

học, nhiều bài trong SGK địa lý lớp 10 không đưa ra những sự vật và hiện tượng cụ thể để làm sáng tỏ lý thuyết. Nhiệm vụ này được đặt ra đối với cả

giáo viên và học sinh. Đây là cơ hội tốt để giáo viên, học sinh sử dụng tốt

những kiến thức địa lý địa phương vào bài học, nhưng cần phải chọn ưu tiên

cho những sự vật, hiện tượng gần gũi, thân quen nhất với học sinh, tức là đó

phải là những đối tượng mà các em đã được tiếp cận hàng ngày hoặc đã được

biết. Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này, khi đứng trước một loạt các ví dụ có

thể lấy để minh hoạ, giải thích cho một nội dung kiến thức bài học, giáo viên nên chọn các ví dụ là các sự vật, hiện tượng ở ngay trong xã, huyện, tỉnh, thậm chí là ngay cạnh trường học, ưu tiên hơn so với các đối tượng ở các địa phương khác, ở các quốc gia khác cho dù nó có thể tiêu biểu và hay hơn. Bởi

vì, càng ở gần học sinh thì biểu tượng về những đối tượng địa lý càng rõ, do ít

chúng. Khi biểu tượng càng rõ thì việc hình thành khái niệm sẽ đơn giản hơn,

học sinh sẽ có cơ hội biết thêm về quê hương của mình, phát huy được tính

tích cực hứng thú học tập của các em. Thí dụ: khi dạy bài 15 “Thuỷ quyển.

Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông”, thay vì giáo viên lấy các

con sông nổi tiếng trên thế giới làm ví dụ, chúng ta có thể lấy ngay con sông tại địa phương như sông Cầu nếu như ở Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,

Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình; sông Hồng nếu như ở các tỉnh Lào Cai, Phú

Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng… để làm rõ cho đặc điểm của sông ngòi

và các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ của nước sông. Nếu học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp cả một dòng sông, từ nơi bắt nguồn đến nơi chảy

ra biển, giáo viên có thể yêu cầu các em quan sát một đoạn sông chảy qua địa phương (huyện, xã) và kết hợp với bản đồ, băng hình, máy chiếu để học sinh có được cái nhìn toàn diện về tất cả các đặc điểm của sông ngòi. Hoặc khi dạy

bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, giáo viên không phải tìm ví dụ ở đâu xa mà có thể tìm ngay trong địa phương hàng loạt

các hiện tượng tự nhiên do các quá trình ngoại lực tác động mà tạo thành.

Hình 2.4. Hang động (Quảng Bình) Hình 2.5. Xói mòn đất do dòng chảy - kết quả của sự hoà tan đá vôi do nước tạm thời ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Chẳng hạn: quá trình bóc mòn, ở các tỉnh (huyện) miền núi lộ ra các

khe, rãnh sâu do dòng chảy tam thời tạo nên nhất là khi lớp phủ thực vật bị

phá huỷ, ở các tỉnh ven biển đó là dấu vết để lại trên chân các đảo đá do sóng

mài mòn, ở những nơi có gió thổi mạnh và thường xuyên thì cảnh tượng hay

bắt gặp đó là các tảng đá nằm trên chênh vênh trên đỉnh núi do bị thổi mòn…

- Cùng một đơn vị kiến thức có thể lấy nhiều ví dụ để làm phong phú

cũng như làm rõ thêm kiến thức, song không vì thế chúng ta lấy quá nhiều, vì điều đó sẽ làm loãng kiến thức mà nên chọn những v í dụ điển hình, có tác

dụng minh hoạ giải thích rõ nhất cho kiến thức bài học. Thí dụ: khi dạy bài

“Lớp vỏ địa lý. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lý”, giáo viên có thể lấy rất nhiều ví dụ để chứng minh cho biểu hiện của quy luật: hiện tượng phá rừng tác động đến khí hậu và đất đai, sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật và đất đai, sự tuyệt chủng của các loài sinh vật làm phá vỡ

hệ cân bằng sinh thái… Song chúng ta cần ưu tiên cho các sự vật, hiện tượng

mang tính chất điển hình, cấp bách đang diễn ra ở địa phương; bên cạnh đó

cũng phải sát với nội dung của bài học. Chẳng hạn đối với miền núi là hiện tượng phá rừng, đối với miền xuôi là hiện tượng sự thay đổi lưu lượng nước

sông vào mùa lũ. Hoặc khi dạy bài 33 “Một số hình thức chủ yếu của tổ chức

lãnh thổ công nghiệp”, trong một tỉnh (huyện) có thể c ó rất nhiều các điểm

công nghiệp, các khu công nghiệp để giáo viên lấy làm ví dụ minh hoạ song

nên chọn lấy một đến hai điểm công nghiệp hoặc trung tâm công nghiệp nổi

bật. Chẳng hạn, Thái Nguyên có khu công nghiệp Gang Thép, Sông Công, Gò Đầm; Hà Nội có khu công nghiệp Sài Đồng, Nội Bài, Thăng Long; Quảng

Ninh có khu công nghiệp Cái Lân…

- Không nên thay thế hay loại bỏ hoàn toàn các ví dụ về các sự vật và

hiện tượng địa lý có trong SGK bằng các kiến thức địa lý địa phương khi

giảng bài, vì đây là những ví dụ rất điển hình, đặc trưng và nổi tiếng trên thế

giới, trong nước. Trong trường hợp này có thể bổ sung các sự vật và hiện tượng địa lý địa phương nhưng chỉ dừng lại ở việc nhắc tên và địa chỉ của

chúng. Thí dụ: khi nhắc tới đứt gãy sông Hồng ở bài 8 “Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, nếu là các trường ở tỉnh Bắc Kạn thì giáo viên

nên nhắc tới đứt gãy hồ Ba Bể, ở tỉnh Thái Nguyên là đứt gãy sông Cầu, ở

tỉnh Phú Thọ là đứt gãy sông Lô, ở tỉnh Tuyên Quang là đứt gãy sông Gâm, ở

tỉnh Hoà Bình là đứt gãy sông Đà, ở tỉnh Thanh Hoá là đứt gãy sông Mã, ở

tỉnh Nghệ An là đứt gãy sông Cả… Hoặc khi dạy bài 24 “Phân bố dân cư.

Các loại hình quần cư và đô thị hoá”, ngoài việc giáo viên nêu lên các khu

vực đông và thưa dân trên thế giới, nên dẫn chứng ngay tại địa phương (tỉnh,

huyện, xã) cũng có sự phân bố dân cư không đồng đều trên lãnh thổ như vậy.

Nếu là tỉnh Thái Nguyên, nơi có mật độ dân cư đông là thành phố Thái

Nguyên và thị xã Sông Công, còn nơi có mật độ dân cư thấp là huyện Võ Nhai và Định Hoá. Nếu là tỉnh Bắc Giang, dân cư tập trung đông ở thành phố

Bắc Giang, thưa thớt ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế…

- Các kiến thức địa lý địa phương đưa vào bài làm ví dụ minh hoạ hay

liên hệ, bổ sung cho kiến thức bài học phải phản ánh đúng thực tế của địa phương, cập nhật được tình hình mới nhất, giáo dục được tấm lòng yêu quê hương đất nước trong mỗi học sinh, để họ thấy được trách nhiệm công dân

của mình trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp. Thí dụ: khi dạy bài 22 “Dân số và gia tăng dân số”, lấy thí dụ về tình hình dân số và gia tăng dân số ở địa phương, giáo viên cần phải cập nhật các số liệu mới về số dân, gia tăng tự nhiên (tỷ suất sinh thô, tỷ suất tử thô), gia tăng cơ học, gia tăng dân số hàng năm của địa phương, để học sinh có được nhận thức đúng đắn về đặc điểm dân số ở địa phương mình và thấy được trách nhiệm của bản thân đối với công tác KHHGĐ mà toàn dân đang tích cực thực hiện. Hoặc khi dạy bài “Cơ cấu nền kinh tế”, giáo viên có thể nêu ra một vài thành tựu phát triển kinh tế của địa phương khi tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chẳng

hạn là: từ khi Đổi mới, địa phương đã có sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tương đối nhanh chóng, tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng

đa dạng; sự phân bố kinh tế theo lãnh thổ đã hợp lý hơn trước, khai thác được

các nguồn lực sẵn có, đi đôi với bảo vệ môi trường và lấy những số liệu cụ thể để chứng minh.

2.3.4. Các phương pháp dạy học để tích hợp kiến thức địa lý đ ịa phương vào dạy học Địa lý lớp 10

Một phần của tài liệu TICH HOP DIA LY DIA PHUONG VAO DAY HOC DIA LY 10 ( DH THAI NGUYEN ) (Trang 48)