Xu hướng phát triển của báo điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng cơ sở lý luận và các loại hình báo chí truyền thông (Trang 73 - 77)

Chương IV : Các loại hình báo chí truyền thông

4.3. Báo điện tử

4.3.3. Xu hướng phát triển của báo điện tử

Ly tốc độ cp nht thông tin làm trng tâm: Đưa tin nhanh là một lợi thế và

cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các tờ báo điện tử, để có thể thu hút độc giả các tờ báo mạng phải đẩy nhanh tốc độ cập nhật thơng tin. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự

kiện này. Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ

sung dần thơng tin, ảnh, các dữ liệu khác.

Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ cịn có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra.

Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thơng tin sớm nhất. Ngồi số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thơng tin nhanh.

Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự

kiện cho báo mà họ cịn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như

trong thảm hoạ sóng thần ở châu Á tháng 12-2004, nhiều khách du lịch châu Âu đã

viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng internet, sau đó được nhiều báo sử dụng.

Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng

trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động

để giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thơng tin. Ngun nhân của tình trạng

này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách nhiệm săn tin.

Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những u cầu riêng và địi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng internet cùng các thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera,

xử lý ảnh bằng kỹ thuật số, dựng hình... Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi.

Kết hp nhiu loi hình trên t báo điện t: Giờ đây khi vào một trang báo

điện tử, công chúng không chỉ được đọc bài viết của phóng viên mà cịn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, clip. Để

có thể hút cơng chúng và tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ, các tờ báo mạng

ngày nay đã kết hợp nhiều loại hình truyền thơng vào tờ báo trực tuyến của mình. Từ cập nhật bài viết của báo in, xây dựng các chương trình phát thanh, xem các

clip… Điều đó đã tạo ra sựđa dạng cho tờbáo điện tử.

Cùng một sự kiện được đưa tin, bên cạnh bài viết về vấn đề đó cịn có vài

bức ảnh để minh họa cho bài viết. Nếu như sự kiện đó có ảnh hưởng lớn thì tịa soạn có thể phát triển ra thành các bài tin ảnh, một bài phát thanh và thậm chí sẽ

thực hiện cả một clip để kết hợp tạo ra hiệu quả thông tin tốt nhất. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng kĩ thuật và tốc độ đường truyền internet nhanh chóng, khơng có

khó khăn gì để thực hiện những điều đó.

Web 2.0 Xu hướng tt yếu của báo điện t: Công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới Internet và tác động lớn đến thói quen duyệt web của

người sử dụng. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát và thỏa mãn tất cả mọi người. Thuật ngữ web 2.0 là một khái niệm khá trừu tượng, mặc dù Web 2.0 được xem là tương lai của báo điện tử tồn cầu nhưng ứng dụng của nó ra sao thì ngay cả tổng biên tập của nhiều tờ báo vẫn cịn nhận định rất mơ

hồ về nó. Web 2.0 khơng phải là cái gì hồn tồn mới mà nó là sự phát triển của web hiện tại. Nó vẫn là web như chúng ta dùng từ trước tới nay chỉ có điều chúng ta sẽ làm việc với nó theo một cách hoàn toàn khác

* Web 1.0: chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quảhơn

* Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng đang dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thơng tin cho chính mình. Web 2.0 cịn

được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân.

Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty - Phó chủ tịch của OReilly Media - đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do OReilly Media và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004.

Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư dân

mạng. Ở đó, thơng tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thơng tin gì. Với sốlượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua q trình sàng lọc, thơng tin sẽ trở nên vô cùng giá trị.

Một đặc điểm quan trọng của báo chí web 2.0 đó là sự tương tác giữa độc giả vả tòa soạn. Trong mơ hình này, độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong cuộc sống hằng ngày, khi muốn nêu ra quan điểm, ý kiến hay phản ánh về một sự

việc nào đó, độc giả gửi tin bài tới cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra một cái nhìn đa chiều hơn. Danny Dagan – trưởng bản đại diện báo điện tử của

News Group Digital (Vương quốc Anh) – nhấn mạnh trong bài báo cáo của mình:

“Hãy để độc giả tạo ra cuộc đối thoại” – hay có thể hiểu độc giả chính là tác giả

của bài báo. Theo ông, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ

khơng phải chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng. “Nếu bạn coi thường ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm” – Danny khẳng định.

Những tập đoàn báo chí trên thế giới đang áp dụng web 2.0 như tờ The Sun (Anh), News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com (Malaysia), Sanoma (Phần Lan), Los Angeles Times (Mỹ), Gatehouse Media

(Mỹ)…

Như vậy với việc sử dụng Web 2.0 càng thấy được xu hướng phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng so với các loại hình báo chí khác của báo điện tử. Như

các chuyên gia nhận định: “chỉ trong vòng 5 năm tới, báo điện tử sẽ trở thành một

phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi

mạng Internet tồn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng

giải trí khác như xem phim, mua bán, kết bạn... qua Internet”.

Một phần của tài liệu Giáo trình bài giảng cơ sở lý luận và các loại hình báo chí truyền thông (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)