Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước tại Liên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 54 - 58)

3.1. Khái quát tình hình đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nƣớc tạ

3.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước tại Liên

Hữu nghị

Trong những năm qua, công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Liên hiệp Hữu nghị đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực bao gồm đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, cải tạo sửa chữa, nâng cấp và xây mới. Trong đó khơng kể các dự án đƣợc tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ và quốc tế, Liên hiệp Hữu nghị đã triển khai 5 dự án lớn với tổng kinh phí gần 1500 tỷ đồng. Trong đó Ban Quản lý dự án Cung hữu nghị Việt Trung làm chủ đầu tƣ Dự án Xây dựng Cung Việt Trung với vốn tài trợ khoảng 1000 tỷ đồng, vốn đối ứng từ nguồn ngân sách khoảng 170 tỷ đồng và Văn phòng Liên hiệp Hữu nghị, Ban Quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản làm chủ đầu tƣ 4 dự án lớn với tổng số vốn khoảng 100 tỷ đồng.

Cụ thể nhƣ sau:

Theo nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc

Để triển khai thực hiện dự án Xây dựng cung hữu nghị Việt Trung, Tổng số vốn đối ứng đƣợc phân bổ từ ngân sách nhà nƣớc cho các hạng mục hạ tầng cơ sở, Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng vv.. tính đến thời điểm này ƣớc tính đạt khoảng 170 tỷ đồng

Tính đến năm 2014, ngồn vốn phân bổ cho đầu tƣ xây dựng của Liên hiệp Hữu nghị có xu thế tăng dần theo từng năm. Bao gồm 04 hạng mục đầu tƣ chính sau đây:

- Về lĩnh vực văn hóa truyền thống: Gồm dự án Đầu tƣ cải tạo nâng cấp Nhà truyền thống của hoạt động đối ngoại nhân dân; dự án Trang thiết bị phòng khách VIP và phòng truyền thống. Các dự án này đã hoàn thành và đƣa vào khai thác sử dụng. Kinh phí thực hiện 6 tỷ đồng chiếm 10% tỷ trọng đầu tƣ trong giai đoạn này.

- Về hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ phục vụ hoạt động đối ngoại: Gồm dự án Nâng cấp sửa chữa trụ sở Liên hiệp Hữu nghị tại 105A Quán thánh giai đoạn I và dự án Nâng cấp sửa chữa trụ sở Liên hiệp Hữu nghị tại 105A Quán thánh giai đoạn II với tổng kinh phí thực hiện là 30 tỷ đồng, chiếm 30% tỷ trọng đầu tƣ trong giai đoạn này.

- Về thông tin đối ngoại, tuyên truyền: Gồm dự án cải tạo sửa chữa trụ sở Liên hiệp tại 61 phố Bà Triệu giai đoạn I và dự án cải tạo sửa chữa trụ sở Liên hiệp

tại 61 phố Bà Triệu giai đoạn II với tổng kinh phí thực hiện là 20 tỷ đồng, chiếm 10% tỷ trọng đầu tƣ trong giai đoạn này.

- Về hợp tác hữu nghị và phi chính phủ: Gồm dự án Đầu tƣ xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung và Dự án Đầu tƣ xây dựng Trung tâm văn hóa đối ngoại nhân dân.

Theo nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức Hữu nghị, NGO

Thực hiện Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, Dự án đầu tƣ xây dựng Cung Hữu nghị Việt Trung đƣợc chính thức phê duyệt từ năm 2010, phía Trung Quốc cam kết tài trợ cho dự án với giá trị là 300 triệu Nhân dân tệ (tƣơng đƣơng 1000 tỷ VNĐ) dự án bao gồm nhiều hạng mục và dự kiến triển khai thực hiện trong thời gian 03 năm. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng nhiều yếu tố khách quan nhƣ (Giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế, bổ xung kinh phí vv...) nên đã ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện dự án. Hiện tại, dự án đã hoàn thành cơ bản các hạng mục chỉnh và đang thực hiện hạng mục thi cơng phần Cung chính với giá trị thực hiện ƣớc tính đối với khối lƣợng thi cơng đạt đƣợc khoảng 50% trên tổng khối lƣợng hạng mục thi cơng xây lắp của dự án.

Ngồi ra nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác chiếm tỷ trọng khơng lớn nhƣng cũng góp phần làm thay đổi diện mạo cho Liên hiệp Hữu nghị và tạo điều kiện tốt hơn cho công tác đối ngoại nhân dân.

Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc đƣợc quản lý chặt chẽ nhằm giải quyết những vấn đề phát triển dài hạn cũng nhƣ ngắn hạn theo định hƣớng của phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm qua nguồn vốn này có đặc điểm là: Tốc độ và quy mô của vốn ngân sách đầu tƣ trong tổng ngân sách phân bổ cho các hoạt động của Liên hiệp Hữu nghị có xu hƣớng ngày càng tăng, đáp ứng các nhu cầu về đầu tƣ phát triển nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân theo Chỉ thị 04-CT/TW ngày 6/7/2011 của Ban Bí thƣ TW đảng khóa XI đề ra.

Bảng 3.1: Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2011-2014 Năm 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: Báo cáo 2011, 2012, 2013, 2014 Liên hiệp)

Năm 2012 nguồn vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN thực hiện đạt 4543,999 triệu đồng chiếm 7% trong tổng số 73658,450 triệu đồng tổng nguồn vốn ngân sách Liên hiệp Hữu nghị.

Năm 2014, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN thực hiện đạt 42689,741 tăng 9,78 lần so với năm 2004. Trong ba năm qua (từ 2012-2014), vốn đầu tƣ, xây dựng đƣợc thực hiện từ ngân sách đạt 386,478 triệu đồng.

Có thể minh hoạ vốn đầu tƣ từ ngân sách trong ba năm 2012, 2013, 2014 qua biểu đồ sau:

Các dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc luôn đƣợc Liên hiệp Hữu nghị coi trọng và xác định tuy nguồn vốn này chiếm tỷ lệ nhỏ và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển hoạt động đối ngoại của Liên hiệp trong thời kỳ mới nhƣng lại là nguồn vốn có tính quyết định đến định hƣớng phát triển của Liên hiệp Hữu nghị. Liên hiệp Hữu nghị đã thực hiện nhiều biện pháp để huy động bổ sung nguồn vốn đầu tƣ,xây dựng từ ngân sách có hiệu quả hơn. Ngồi tổng mức kế hoạch hàng năm đƣợc các Bộ, ban ngành phê duyệt, để đáp ứng nhu cầu vốn về đầu tƣ, Liên hiệp Hữu nghị đã chủ động khai thác tối đa mọi tiềm năng để bổ sung vào nguồn vốn đầu tƣ nhƣ: Kêu gọi đầu tƣ các dự án hợp tác hữu nghị, nguồn vốn hỗ trợ của Văn phịng TW đảng... Ngồi ra cịn xây dựng các mơ hình mới cụ thể nhƣ Thành lập Quỹ Đối ngoại nhân dân vv…..

Định hƣớng trong giai đoạn 2011-2014 là tập trung đầu tƣ vào hoàn thành, đƣa vào khai thác sử dụng các dự án lớn bao gồm: Dự án Xây dựng Trung tâm văn hóa đối ngoại nhân dân. Hồn thiện các dự án Sửa chữa cải tạo và nâng cấp trụ sở của cơ quan thƣờng trực và hoàn thành cơ bản hạng mục chuẩn bị đầu tƣ, giải phóng mặt bằng và các thủ tục cấp phép xây dựng đối với các dự án liên hợp và giao lƣu văn hóa đối ngoại nhân dân tại các khu vực và vùng miền.

Trong xu thế đổi mới và hội nhập, nguồn vốn để phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc cần có sự chỉ đạo đầu tƣ một cách có trọng tâm, trọng điểm để từng bƣớc hỗ trợ việc chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao nhân dân và đẩy mạnh công tác vận động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngồi. Đầu tƣ cho cơ vật chất các đơn vị làm công tác đối ngoại, mở rộng môi trƣờng hoạt động đối ngoại đƣợc đặc biệt quan tâm với mức đầu tƣ cao nhất. Trong 3 năm qua nguồn vốn xây dựng cơ bản của Liên hiệp đã đầu tƣ xây dựng 05 dự án lớn với tổng kinh phí 1000 tỷ đồng. Giai đoan 2015-2020 liên hiệp sẽ hoàn thành triển khai thực hiện các dự án:

- Dự án Xây dựng cung hữu nghị Việt Trunng (khoảng 15000 tỷ đồng):

- Dự án Văn phòng thƣờng trực Liên hiệp Hữu nghị tại thành phố Hồ chí Minh (dự kiến khoảng 50 tỷ đồng).

- Hoàn thành hạng mục thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, kỹ thuật thuộc Dự án khu Liên hợp Văn hóa đối ngoại nhân dân tại tỉnh Quảng Ninh và khu vực Miền trung.

Tóm lại, nguồn vốn ngân sách đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng với khối lƣợng ngày càng tăng đã đƣợc Liên hiệp Hữu nghị tập trung chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, giải quyết những vấn đề ngắn hạn và dài hạn, định hƣớng cho sự phát triển kinh tế đối ngoại của Liên hiệp Hữu nghị không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động của chủ đầu tƣ mà còn tác động tạo ra sự phát triển toàn diện về mọi mặt của hoạt động ngoại giao nhân dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại liên hiệp các tổ chức hữu nghị việt nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w