3.1. Kết luận:
Bản thân tơi là một phó hiệu trưởng được đào tạo bộ mơn tốn học và tham gia giảng dạy 4 tiết/tuần. Với lòng yêu nghề, say mê bộ mơn tơi ln tìm tịi, nghiên cứu tài liệu để vận dụng vào giảng dạy bộ môn đạt hiệu quả cao nhất. Bài học kinh nghiệm mà bản thân rút ra để thực hiện có hiệu quả việc hướng dẫn học sinh lớp 9
vận dụng hệ thức Vi-ét vào giải các bài tốn về phương trình bậc hai đó là:
- Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, phát triển năng lực, phẩm chất của phần "Phương trình bậc hai, hệ thức Vi-ét và ứng dụng" trong chương IV - Đại số 9.
- Tìm hiểu, nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập về phương trình bậc hai có vận dụng hệ thức Vi-ét để giải, sau đó phân tích kỹ từng dạng và đưa ra phương pháp giải cụ thể cho từng dạng. Truyền thụ kiến thức cho học sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ những dạng toán thường gặp đến những dạng tốn ít gặp. Khi giảng dạy giáo viên phải chia đơn vị kiến thức thành từng phần, từng dạng, từng tiết cụ thể và chia học sinh thành các đối tượng để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Đối với học sinh trung bình trở xuống thì chỉ truyền thụ cho học sinh các dạng 1, dạng 2, dạng 3 (ví dụ 1), dạng 4 (mục d1), dạng 5 (ví dụ a, b), dạng 6 (mục g1), đối với học sinh khá, giỏi thì truyền thụ cả 10 dạng của đề tài.
- Chú trọng việc không ngừng khai thác kiến thức, vận dụng hiểu biết cũng như mở rộng, hệ thống hóa kiến thức cho học sinh. Qua đó xây dựng cho các em niềm đam mê, hứng thú trong học tập. Khi dạy người giáo viên cần thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, có hệ thống, phát triển trí thơng minh, sáng tạo của học sinh. Cốt lõi là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Rèn cho các em kỹ năng vận dụng lý thuyết linh hoạt vào giải các bài tốn có ứng dụng của hệ thức Vi-ét liên quan đến phương trình bậc hai, kỹ năng trình
bày lời giải bài tốn, biết phối hợp các điều kiện trong bài toán một cách hợp lý và có sự phát hiện, tìm tịi các phương pháp giải hay hơn, ngắn gọn hơn, tránh tình trạng nắm được hướng giải bài tốn nhưng lại lúng túng trong trình bày lời giải.
Trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút và thực hiện mang lại hiệu quả rất lớn cho bản thân trong q trình Dạy - Học. Tơi rất mong được sự góp ý của bạn đọc để tích lũy thêm những kinh nghiệm quý trong dạy học bộ môn.
3.2. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên: Cần tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, đặc biệt sau khi dạy xong mỗi chun đề cần tích lũy kinh nghiệm để góp phần thực hiện tốt việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục tồn diện trong nhà trường nói chung và mơn tốn nói riêng.
- Đối với các cấp quản lý giáo dục: Với những đề tài sáng kiến kinh nghiệm được giải A cấp huyện và các sáng kiến kinh nghiệm đạt giải cấp tỉnh cần triển khai cho giáo viên tham khảo, học tập để vận dụng vào q trình dạy học bộ mơn.
Thọ Xuân, ngày 25 tháng 3 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu