BÀI 1 : KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ
1.7 Cảm biến tiếng gõ
1.7.1 Sơ đồ mạch điện.
Hình 1.13
Cảm biến tiếng gõ loại phẳng (loại khơng cộng hưởng) có cấu tạo để phát hiện rung động trong phạm vi dải tần số từ 6 đến 15 kHz và có các chức năng sau:
Cảm biến tiếng gõ được lắp trên thân máy để phát hiện tiếng gõ của động cơ. Cảm biến tiếng gõ bao gồm một phần tử áp điện mà phát ra điện áp khi nó bị biến dạng. Điều này xảy ra khi thân máy bị rung do tiếng gõ. Nếu tiếng gõ động cơ xuất hiện, thời điểm đánh lửa sẽ bị muộn đi để hạn chế nó.
48
1.7.2 Quy trình kiểm tra
Gợi ý:
Đọc dữ liệu lưu tức thời dùng máy chẩn đoán. Dữ liệu lưu tức thời ghi lại các tình trạng động cơ khi phát hiện ra các hư hỏng. Khi chẩn đoán, dữ liệu lưu tức thời giúp xác định xe đang chạy hay đỗ, động cơ nóng hay chưa, tỷ lệ khơng khí - nhiên liệu đậm hay nhạt cũng như những dữ liệu khác ghi lại được tại thời điểm xảy ra hư hỏng
1.7.2.1 Kiểm tra dây điện (ECM - cảm biến tiếng gõ)
- Ngắt giắc nối E12 của ECM.
- Đo điện trở giữa của giắc nối phía dây điện.
Điện trở tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn
E12-29 (KNK1) - E12-30 (EKNK)
120 đến 280 kΩ tại 20°C (68°F)
1.7.2.2 Kiểm tra ECM điện áp KNK1
- Bật khoá điện ON.
- Đo điện áp của giắc nối ECM.
Điện áp tiêu chuẩn:
Nối dụng cụ đo Điều kiện tiêu chuẩn E12-29 (KNK1) -
E12-30 (EKNK) 4.5 đến 5.5 V
GỢI Ý: Tham khảo: kiểm tra bằng máy đo hiện sóng.
- Kiểm tra dạng sóng của giắc ECM
1.7.2.3 Kiểm tra cảm biến tiếng gõ
- Tháo cảm biến.
49
Điện trở tiêu chuẩn
Nối d.cụ
đo Điều kiện
Điều kiện tiêu chuẩn 1 – 2 20°C(68°F) 120 đến 280 kΩ