Các hình thức huy động vốn của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 25 - 27)

1.1. Khái quát về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh

1.1.3. Các hình thức huy động vốn của NHTM

a) Huy động vốn thông qua nguồn tiền gửi và phát hành các công cụ nợ

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu có tỷ trọng lớn (trên 80%) trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. NHTM huy động vốn dưới hình thức bằng tiền (nội tệ và ngoại tệ) và bằng vàng được hình thành từ hai bộ phận: vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thơng qua phát hành giấy tờ có giá.

Huy động vốn từ tiền gửi ngày nay cũng rất đa dạng để phục vụ cho lựa chọn của khách hàng với kỳ hạn và phương thức gửi tiền khác nhau. Mỗi công cụ huy động tiền gửi mà các ngân hàng đưa ra đều có những đặc điểm riêng nhằm làm cho chúng phù hợp hơn với mục tiêu riêng có của từng đối tượng khách hàng.

Huy động vốn thơng qua phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn mà NHTM có được bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, các chứng chỉ tiền gửi,…Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu NH và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân.

b) Huy động vốn dựa trên các nguồn đi vay

Trong q trình kinh doanh của các NHTM ln có tình trạng tạm thời thừa vốn hay thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa sử dụng hết hay

khi nhu cầu sử dụng vốn lớn hoặc khi khách hàng rút tiền trước thời hạn trong khi nguồn vốn cho vay chưa kịp thu hồi. Khi đó, để đảm bảo khả năng thanh tốn của mình, các NHTM có thể vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng để tận dụng cơ hội kinh doanh hưởng lãi và đảm bảo uy tín của mình.. Thị trường này giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh tốn. Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ương.

Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải được tiến hành theo nguyên tắc đi vay cho vay và phải được thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ có giá trị), hay NHTM đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nước bảo lãnh để vay vốn các ngân hàng khác. Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữ bắt buộc và an tồn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thường xuyên tại ngân hàng Trung ương.

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ương để tạo thêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc ngân hàng Trung ương cho các NHTM vay đã làm tăng khả năng thanh toán cho các NHTM. Nguồn vốn của ngân hàng Trung ương là nguồn vốn cuối cùng, làm cho khả năng thanh toán của nền kinh tế được bình thường. Nếu như thiếu nguồn vốn này thì sẽ xuất hiện các cuộc khủng hoảng tài chính khi các NHTM mất khả năng thanh tốn.

Các nguồn vốn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ ngân hàng Trung ương để đảm bảo khả năng thanh toán trong những trường hợp cần thiết. Cho

nên thời hạn vay thường ngắn, lãi suất thường cao hơn các hình thức huy động vốn khác của NHTM.

Nói chung, đối với ngân hàng, việc tìm kiếm các khoản vốn vay thường không phức tạp. Tuy nhiên, một trở ngại lớn đối với nguồn vốn này là chi phí vốn – lãi suất của các khoản vay này thường cao và thường dao động với biên độ lớn tùy thuộc vào tình trạng tài chính của ngân hàng xin vay. Nguồn vay chính đối với các ngân hàng là từ ngân hàng Trung ương hoặc từ các TCTD khác.

c) Tạo vốn từ các nguồn khác

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, các NHTM cịn có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác như vốn trong thanh toán, vốn tài trợ ủy thác đầu tư của Chính phủ hoặc của các tổ chức cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Ngồi ra ngân hàng cịn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng…

Trên đây là các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả của hoạt động huy động vốn chịu ảnh hưởng tác động rất nhiều yếu tố, từ các yếu tố mang tính chất vĩ mơ, đến các yếu tố mang tính chất vi mơ của nền kinh tế, cũng như các yếu tố liên quan tới chính NHTM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w