2.2.2 .Bộ máy cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hà Tĩnh
2.3.2. Quản lý Marketing
Trong thời gian qua, VietinBank Hà Tĩnh đã tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để cho Chi nhánh đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế. Thời điểm quảng cáo cũng được VietinBank Hà Tĩnh chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới,... Sự tập trung quảng cáo vào những khoảng thời gian này của VietinBank Hà Tĩnh đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng. Nội dung quảng cáo cũng đã bước đầu thu hút được khách hàng với những hình ảnh sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền điện, nước, trả lương... Việc quản lý hoạt động marketing tương đối phức tạp đòi hỏi người làm marketing ngân hàng phải
nắm rõ các gói dịch vụ trong ngân hàng mình từ đó đưa ra các chiêu thức quảng cáo thu hút khách hàng.
Ngoài ra, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, VietinBank Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Cùng với đó, để thu hút thêm khách hàng, VietinBank Hà Tĩnh cũng đã cử cán bộ về các doanh nghiệp, trường Đại học Hà Tĩnh và các trường trung cấp cao đẳng trên địa bàn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi mở thẻ...
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc quản lý Marketing ngân hàng tại VietinBank Hà Tĩnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. Ta có thể thấy rằng ở Việt Nam chưa có nhiều trường lớp đào tạo chính quy chun ngành Marketing. Nhìn chung, nguồn nhân lực về Marketing cịn non trẻ và khan hiếm. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên sâu về Marketing. Chính điều này đã làm cho nội dung Marketing của một số Chi nhánh NHTM nói chung và VietinBank Hà Tĩnh nói riêng nghèo nàn, kém tính hấp dẫn, khơng có tính chun nghiệp, chưa thực sự mang tính hiện đại và hội nhập.
Cũng cần phải nói tới những chi phí mà một NHTM được phép chi cho hoạt động Marketing. Chi phí của VietinBank Hà Tĩnh cho cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quy định. Thực tế tỷ lệ này là quá thấp so với thơng lệ quốc tế. Trong khi đó hoạt động chi quảng cáo của một số NHTM vẫn cịn
mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí chứ chưa hồn tồn vì mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả.
Một thực trạng tồn tại đó là sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam với các chi nhánh với nhau. Chính sự chồng chéo này đơi khi khơng những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing ngân hàng mà cịn có sự phản tác dụng khơng mong muốn.