Quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 56 - 78)

2.2.2 .Bộ máy cơ cấu tổ chức của Vietinbank Hà Tĩnh

2.3.4. Quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ huy động vốn

Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trong q trình hoạt động khơng thể khơng đặt ra các mục tiêu và thực hiện chúng. Để thực hiện được các mục tiêu này thì địi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận, các cá nhân trong tổ chức. Vì thế doanh nghiệp khơng chỉ phải xây dựng các nhiệm vụ mà còn phải tuyên truyền đến người lao động để họ thực hiện. Việc này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự thành bại của mỗi tổ chức. Tại Ngân hàng TMCP Công thương Hà Tĩnh vấn đề này đã được lãnh đạo Vietinbank nhận thức rõ và tổ chức thực hiện. Những cán bộ lãnh đạo các phịng ban có nhiệm vụ phổ biến các nhiệm vụ cho các nhân viên và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người. Hàng năm, căn cứ vào mức độ huy động vốn năm trước, cùng với ước nhu cầu về nguồn vốn đầu tư trong năm nay và các mục tiêu tăng trưởng, Chi nhánh đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động trong năm và cụ thể hóa việc thực hiện trong từng tháng, quý. Trong công tác điều hành, Ban lãnh đạo của VietinBank Hà Tĩnh luôn sâu sát, và chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chỉ tiêu thực hiện huy động nguồn vốn được giao khoán đến từng bộ phận, từng cán bộ. Tùy thuộc vào tình hình, vị trí, điều kiện cụ thể mà chỉ tiêu khoán về số lượng vốn phải huy động được là bao nhiêu. Việc thực hiện chỉ tiêu này ln gắn liền với các lợi ích kinh tế và liên quan đến việc phân phối tiền lương của các cán bộ nhân viên trong tồn chi nhánh. Nhờ đó mà VietinBank Hà Tĩnh đã nâng cao được năng suất lao động và đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cơng tác huy động vốn nói riêng. Kết quả thực tế đã cho thấy trong công tác huy động vốn của VietinBank Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả sau:

Nguồn vốn huy động tăng trưởng rất mạnh và khá đều đặn. Từ năm 2011-2013 đạt tương ứng với từng năm là 1.119 tỷ đồng; 1.095,5 tỷ đồng; 1.336 tỷ đồng. Như vậy chỉ sau 3 năm nguồn vốn huy động đã tăng gần 1,2 lần. Năm 2013 đã được Ban lãnh đạo VietinBank Hà Tĩnh đánh giá là năm có nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng, VietinBank Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Với những kết quả huy động vốn được nêu trên, so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh và so với thu nhập bình quân của khu vực dân cư trong những năm qua có thể đánh giá VietinBank Hà Tĩnh đã đạt mục tiêu tăng trưởng của hệ thống VietinBank đề ra, hoàn thành kế hoạch huy động vốn qua từng năm thực hiện. VietinBank Hà Tĩnh cũng đã có định hướng, mục tiêu rõ ràng trong việc chuyển dịch cơ cấu vốn huy động như chuyển dần từ việc lệ thuộc vào tiền gửi, tiền cho vay của các TCTD sang chủ động huy động vốn trong khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế.

Mục tiêu hoạt động của chi nhánh phụ thuộc vào các chỉ tiêu cụ thể do Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam giao. Về các tiêu chí cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu Vietinbank Hà Tĩnh được giao năm 2012, 2013. TT 1 2 3 4 5

Các mục tiêu đặt ra đã được phổ biến và giao đến từng cán bộ thông qua các chỉ tiêu giao cho từng cán bộ về: Số lượng thẻ phát hành/tháng, nguồn vốn bình qn/q......Đây cũng chính là các tiêu chí đánh giá phân loại và xếp lương tại chi nhánh. Mỗi cán bộ sẽ phải chủ động tuyên truyền, vận động sao cho đạt các chỉ tiêu đã được giao. Tuy nhiên việc giao chỉ tiêu này mới mang tính một chiều từ lãnh đạo giao cho nhân viên. Chưa có chiều phản ánh ngược lại từ phía nhân viên cho lãnh đạo. Dẫn đến tình trạng một số chỉ tiêu lãnh đạo giao nhưng nhân viên khơng thể hồn thành do vượt quá khả năng của họ.

Trong thời gian gần đây, NHCT Việt Nam đã đưa ra rất nhiều các sản phẩm dịch vụ mới thu hút vốn huy động lớn của khác hàng với lợi ích cao phù hợp cho từng đối tượng khách hàng: dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ tài khoản… và nhiều chương trình khuyến mại, dự thưởng hấp dẫn, mới đây NH Cơng Thương Việt Nam đưa ra chương trình khuyến mại “Hè sơi động cùng Vietinbank”, “Muôn kết nối trọn tin yêu”… Mỗi dịch vụ có chức năng khác nhau và lợi ích khác nhau. Tuy nhiên việc quản lý sản xuất dịch vụ nhiều khi còn quá phức tạp, chồng chéo các sản phẩm với nhau.

2.3.5.Kết quả huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh

a. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi huy động

Thực hiện định hướng và mục tiêu huy động vốn của VietinBank, từ năm 2011 đến cuối năm 2013 chi nhánh đã tăng nhanh nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên và giảm lượng tiền gửi khơng kỳ hạn nhằm tăng tính ổn định và bền vững của nguồn vốn và tạo sự cân đối hài hòa giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Tĩnh nói riêng

gặp rất nhiều khó khăn. Quy định về lãi suất huy động từ đầu đến cuối năm 2013, đặc biệt cuối năm 2013 đã có biến động hết sức phức tạp là một trở ngại lớn cho chi nhánh trong việc tăng nguồn vốn huy động.

* Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Cơ cấu nguồn vốn phân theo kỳ hạn được phản ánh qua bảng số liệu sau:

Bảng số 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn

1.Tiền gửi Khơng kỳ hạn

2. Tiền gửi ký quỹ

3. Tiền gửi Có kỳ hạn

Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn>= 12T và <24T Kỳ hạn từ 24 trở lên

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn từ năm 2011-2013

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét chung: Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh năm 2012 giảm so với năm 2011 là 23,5 tỷ đồng, nhưng sang năm 2013 thì đã tăng mạnh lên 1.336 tỷ đồng, tăng 217 tỷ so với năm 2011.

Xét từng loại tiền gửi: Lượng tiền gửi không kỳ hạn của hai năm 2012, 2013 so với năm 2011 cũng giảm mạnh: năm 2012 giảm 14,48 tỷ đồng; 2013 giảm 47,61 tỷ. Trong khi đó nguồn tiền gửi có kỳ hạn năm 2013 lại tăng mạnh sau một năm 2012 có giảm nhẹ 5,55 tỷ đồng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 269,76 tỷ đồng. Phân tích trên cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank Hà Tĩnh đã có sự thay đổi rõ rệt; tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trong tổng số nguồn vốn huy động: năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.3%; năm 2013 so với năm 2011 tăng 6.1%.

*Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của VietinBank Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nguồn vốn này biến động không ổn định qua các năm. So với năm 2011, năm 2012 giảm 60,3 tỷ

đồng tương đương giảm 12,93%; năm 2013 tăng 8,416 tỷ tương đương tăng 1,8%. Đây là nguồn vốn lớn, khá chủ yếu của chi nhánh nhưng trong năm 2012 đến 2013 nguồn vốn này đã có những biến động lớn, giảm tỷ trọng một cách đáng kể so với các nguồn vốn khác.

Lãi suất huy động thấp, là cơ sở cho việc phát triển các hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Trong thời gian qua tại chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh về số lượng tài khoản giao dịch cũng như số dư tiền gửi.

Bên cạnh những ưu điểm nhất định, tiền gửi của các tổ chức kinh tế thường khơng ổn định gây khó khăn trong cơng tác điều hành kế hoạch nguồn vốn. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, chi nhánh đã có sự điều chỉnh giảm tỷ trọng của nguồn vốn trong cơ cấu nguồn vốn nhằm chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn.

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn huy động có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Số liệu đã được phản ánh cụ thể qua Bảng 2.4. Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng được người dân quen dùng và đã trở thành tập quán của đại bộ phận dân cư gửi tiền ở ngân hàng với mục đích để hưởng lãi hoặc để tiết kiệm chi tiêu cho tương lai.

Ưu điểm của tiền gửi tiết kiệm là mang đến cho khách hàng như: gửi, rút một cách dễ dàng thuận tiện; được cầm cố để vay tiền với lãi suất thấp ở ngân hàng, tại VietinBank Hà Tĩnh quy định nếu khách hàng có nhu cầu vay tiền có sổ tiết kiệm gửi tại chi nhánh chưa đến hạn, sẽ được vay với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay đã quy định tại thời điểm đó, mức lãi suất ưu đãi được quy định theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với lãi suất trên thị trường.

Bên cạnh những ưu điểm trên, hình thức huy động này cũng có những hạn chế như: Khơng sử dụng được các dịch vụ ngân hàng từ số dư tiền gửi tiết kiệm; khơng mua bán chuyển nhượng được trên thị trường. Đó là những khó

* Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi của bộ phận khách hàng là dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi của VietinBank Hà Tĩnh cụ thể năm 2011 chiếm 52.09%; năm 2012 chiếm 58.75%; năm 2013 chiếm 63.9%. Lượng tiền huy động được từ khu vực này ngày càng có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Quy mơ của nguồn vốn này cũng phát triển không ngừng. So với năm 2011, năm 2012 đạt 110.42%, tăng 60,72 tỷ đồng; năm 2013 bằng 132,64% so với năm 2012 hay tăng 210,098 tỷ đồng. Trong nguồn vốn huy động được từ khu vực dân cư thì nguồn vốn có kỳ hạn tăng mạnh chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh: năm 2011 chiếm 50.66%; năm 2012 chiếm 54.86%; năm 2013 chiếm 63.81%. Do địa bàn của các phịng giao dịch và trụ sở chính của chi nhánh đóng trên địa bàn đơng dân cư là một lợi thế cho ngân hàng trong việc đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn này.

Đặc tính của nguồn vốn từ nhóm khách hàng này mang lại là phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thu nhập của dân cư. Đó thường là những món tiền gửi nhỏ, lẻ nhưng khá ổn định. Ngoài tâm lý của người gửi mong nuốn ngân hàng trả lãi suất cao, bảo đảm an toàn cho lượng tiền nhàn rỗi người gửi cũng có tâm lý tiết kiệm tiền dần cho tương lai… Nắm bắt được tâm lý trên, Chi nhánh đã từng bước có các chính sách huy động vốn hợp lý với lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, các hình thức huy động đa dạng do vậy tiền gửi dân cư tăng nhanh trong những năm qua.

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là lượng vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn của VietinBank Hà Tĩnh. Nguồn vốn này tập trung chủ yếu ở các đơn vị như: Bảo hiểm xã hội, kho bạc nhà nước và một số công ty như: Công ty Cao su Hà Tĩnh, Điện lực Hà Tĩnh, Ban Chuẩn bị sản xuất điện lực dầu khí Vũng Áng1 ….

Nghiên cứu đặc điểm nhóm khách hàng này thường ít quan tâm đến lãi suất mà tập trung quan tâm đến chất lượng dịch vụ: hình thức thanh tốn, cơng nghệ thanh tốn, phong cách giao dịch của các nhân viên ngân hàng… Tuy nhiên trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh hết sức gay gắt, các NHTM đua nhau đưa ra các hình thức tiếp thị khiến nhóm khách hàng này đứng trước rất nhiều lựa chọn nhằm cân nhắc đối tác mang lại lợi ích nhiều nhất cho họ. Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng mang đến ngân hàng nhiều lợi ích chiến lược. Chính vì vậy, VietinBank Hà Tĩnh cần phải chủ động có các biện pháp tiếp cận, mở rộng và phát triển các mối quan hệ tốt với nhóm khách hàng này nhằm duy trì nguồn vốn rất dồi dào này.

Nguồn vốn từ các khoản tiền gửi tiền vay của các tổ chức tín dụng (TCTD) chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Đặc điểm của các khoản tiền này là các TCTD sử dụng nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự có, để thoả thuận cấp tín dụng cho khách hàng với nguyên tắc có hồn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Cơ chế kinh doanh của tổ chức tín dụng là "đi vay để cho vay" nên hoạt động tín dụng của các tổ chức này thường có độ rủi ro cao và có ảnh hưởng dây chuyền đối với nhiều tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Nguồn vốn này thường có độ ổn định thấp, thời hạn ngắn, chi phí cao. Do vậy VietinBank Hà Tĩnh đã có biện pháp nhằm giảm tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.

Bảng số 2.5. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2011- 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Tĩnh các năm 2011-2013)

900 800 700 600 500 400 300 200

Tiền gửi, vay của TCTD Tiền gửi các TCKT Tiền gửi của dân cư

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2011-2013

Qua phân tích số liệu trên cho thấy xu hướng giảm thị phần của VietinBank Hà Tĩnh. Nhìn chung, chi nhánh đã có những cố gắng rất lớn trong việc tìm kiếm thị phần trên địa bàn kinh doanh của mình. Tuy nhiên, chi nhánh cũng cần phải có chiến lược dài hơi trong việc mở rộng thị trường để duy trì và tăng khả năng huy động vốn.

Về thị phần huy động vốn

Bảng số 2.6. Thị phần huy động vốn của VietinBank Hà Tĩnh và các nhóm TCTD trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Hà Tĩnh Nhóm các NHTM nhà nước Nhóm các NHCP Nhóm các TC khác Trong đó Tổng vốn huy động Vietinbank Hà Tinh

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNN Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh và Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank Hà Tĩnh các năm 2011-2013)

Với sự ra đời của hàng loạt NHTM cổ phần, các NHTM nhà nước đứng trước nguy cơ bị các NHTM cổ phần, các Ngân hàng nước ngoài chiếm lĩnh dần thị trường huy động vốn. Mạng lưới hệ thống ngân hàng tại Hà Tĩnh được mở rộng, đặc biệt là tại địa bàn thành phố Hà Tĩnh đã giúp cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận tiện các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, với số lượng các TCTD như trên cho thấy mức độ nóng bỏng, quyết liệt trong cạnh tranh giữa các ngân hàng tại địa bàn Hà Tĩnh

Nhìn chung, Chi nhánh đã có những cố gắng rất lớn trong việc tìm kiếm thị phần trên địa bàn kinh doanh của mình. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần phải có chiến lược dài hơi trong việc mở rộng thị trường để duy trì và tăng khả năng huy động vốn.

Xét về mặt hiệu quả, tính ổn định của nguồn tiền gửi huy động được là rất quan trọng. Nó được thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Nguồn tiền gửi huy động được của ngân hàng trong năm 2011 đạt 1.119 tỷ đồng sang năm 2012 do những tác động của tình hình kinh tế khó khăn nên tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Hà Tĩnh chỉ đạt 1.095,5 tỷ đồng, giảm 23,5 tỷ đồng, sang năm 2013 những dấu hiệu phục hồi tốt của nền kinh tế thể hiện rõ ở sức khỏe của ngành ngân hàng, thể hiện ở việc nguồn vốn huy động của Vietinbank Hà Tĩnh đạt mức kỷ lục là 1.336 tỷ đồng, tăng 21,95% so với năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 56 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w