e. Mạch khống chế đảo mắc song song
6.4.1. Cấu tạo, kí hiệu quy ước
Cấu tạo diac tương tự triac nhưng khơng có cực khống chế G, gồm 2 cực MT1 và MT2 hoàn tồn đối xứng nhau như Hình 7.14. khi lắp vào mạch AC, ta không cần phân biệt thứ tự. Thực tế khi sử dụng Diac, ta nhớ quan tâm hai thơng số: dịng tải và áp giới hạn. Thực tế áp giới hạn của Diac khoảng 20V 40V (cụ thể ta tra cứu sổ tay linh kiện để biết chính xác).
Kí hiệu
Hình 6.26. Cấu tạo (a), mạch tương đương với cấu tạo (b), (c).
DIAC (Diode Alternative Current) có cấu tạo gồm 4 lớp PNPN, hai cực A1 và A2, cho dòng chảy qua theo hai chiều dưới tác động của điện áp đặt giữa hai cực A1 và A2. DIAC được gọi là công tắc bán dẫn xoay chiều hai cực (Diode AC Semiconductor Switch).
Cấu tạo của DIAC tương đương bốn BJT mắc như hình 5.16c. Kí hiệu của DIAC.
Hình 6.27 cấu tạo diac
Đặc tuyến
Khi A1 có điện thế dương thì J1 và J3 phân cực thuận J2 phân cực ngược VCC có giá trị nhỏ thì DIAC ở trạng thái ngưng dẫn (khóa). Nếu tăng VCC đủ lớn để VD =VBO thì DIAC chuyển sang trạng thái mở, dòng qua DIAC tăng nhanh.
154
Khi A1 có điện thế âm thì hiện tượng tương tự nhưng xuất hiện dịng điện có chiều ngược lại, đặc tuyến như sau
Hình 6.28 đặc tuyến diac
VBO (Break over): điện thế ngập, dòng điện qua DIAC ở điểm VBO là dòng điện ngập IBO. Điện áp VBO có trị số trong khoảng từ 20 V đến 40 V. Dòng tương ứng IBO có trị trong khoảng từ vài chục microampe đến vài trăm microampe. Ta thường dùng DIAC trong mạch tạo xung kích cổng TRIAC.
6.4.2. Nguyên lý hoạt động của Diac
Mạch mô tả nguyên lý hoạt động của Diac như Hình 5.17
Hình 6.29 Nguyên lý hoạt động của Diac
Ta thấy khi U đạt đến giá trị UBo hoặc - UBo thì dịng I tăng vọt với giá trị | UBo | xác lập, tức ngưỡng ổn áp. Giống đặc tuyến làm việc của 2 Diốt zene ổn áp dương và ổn áp âm.
Vì vậy, ta có thể ghép đối tiếp (nối tiếp và đối đầu ) 2 điốt Zene để thay thế Diac khi cần thiết Hình 6.29
155
Hình 6.29. Thay thế Diac bằng nối tiếp đối đầu hai điốt zener