Máy phát tín hiệu RF

Một phần của tài liệu Giáo trình Linh kiện và đo lường điện tử (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)

- Ơm kế có điện trở đo mắc song song (hình 5.6)

a. Máy phát tín hiệu RF

Máy phát tín hiệu RF (hình 11.2) phải được nối với máy thu cần đo thơng qua cáp có bảo vệ chống nhiễu. Chọn băng tần và tần số dao động. Chọn kiểu điều chế và độ sâu điều chế. Bộ suy giảm đặt tại vị trí mức ra của phép đo yêu cầu. Ðầu ra của máy tạo sóng phải được nối với đầu vào của thiết bị cần đo thử.

Nối nguồn cung cấp và tiếp theo bật công tắc nguồn của máy phát tín hiệu [ON]. Máy thu được điều chỉnh để thu tín hiệu. Có thể mắc voltmeter điện tử (EVM), hay đồng hồ đo mức công suất âm tần tại đầu ra của máy thu. Nếu khơng có tín hiệu ra ở máy thu, thì mức ra của máy phát tín hiệu cần phải được tăng thêm, sao cho máy thu có thể nhận được tín hiệu ra không méo. Tất cả các phép đo thực hiện với mức ra ở mức không đổi và mức ra thay đổi của máy phát tín hiệu.

Hình 11.2: Sơ đồ khối của máy phát tín hiệu RF

Sử dụng máy tạo tín hiệu trong việc chẩn đốn hỏng.

Máy tạo tín hiệu cao tần được sử dụng phổ biến để chẩn đốn tình trạng hỏng trong các máy thu. Tín hiệu phải được cung cấp đến máy thu và sử dụng máy hiện sóng để quan sát dạng sóng tín hiệu có ở đầu vào và đầu ra của các tầng khác nhau.

220

Nếu một tầng thể hiện tín hiệu ra bình thường, thì tất cả các tầng trước tầng đó là bình thường và sai hỏng có thể ở tầng sau đó kế tiếp. Theo cách này có thể xác định tầng hỏng. Máy tạo tín hiệu cũng cần cho việc cân chỉnh máy thu để tần số dao động nội và tần số tín hiệu RF là bằng nhau (cùng tần số) tại tất cả mức thiết lập trên núm tinh chỉnh trong bảng tần.

Một phần của tài liệu Giáo trình Linh kiện và đo lường điện tử (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)