MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU

ĐẦU TƢ CÔNG TRUNG HẠN HUYỆN ĐAN PHƢỢNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

4.1.1. Bối cảnh và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

4.1.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội

Nền kinh tế đang có những dấu hiệu tích cực thốt khỏi khủng hoảng, xu thế hợp tác kinh tế, giao lƣu văn hóa xã hội giữa các quốc gia, vùng, lãnh thổ vẫn mang tính chủ đạo, thúc đẩy vì sự hịa bình của nhân loại. Tuy nhiên, tại một số nơi, Trung Đơng, Châu Âu, Trung Á,...tình hình chính trị vẫn còn rất nhiều bất ổn, chiến tranh, xung đột sắc tộc tôn giáo, bệnh tật là mối hiểm họa, đe dọa sâu sắc tới sự hợp tác, hịa bình, ổn định và thịnh vƣợng của khu vực và thế giới.

Trong nƣớc, Đảng và nhân dân Việt Nam vẫn vững tin trên con đƣờng xây dựng đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Dƣới tác động của những yếu tố tích cực, tiêu cực của nền kinh tế chính trị thế giới, Đảng ta thể hiện vai trò tiên phong lãnh đạo đất nƣớc thực hiện thành công đƣờng lối đổi mới nền kinh tế văn hóa xã hội đƣa đất nƣớc vƣợt qua đƣợc những khó khăn của cuộc khủng hoảng tồn cầu, từng bƣớc gặt hái thành quả tốt đẹp. Có thể nói, trong những năm qua, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam nói chung, nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng trong đó có huyện Đan Phƣợng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong sự nghiệp phát triển KTXH và bảo vệ đất nƣớc.

Nền kinh tế của huyện Đan Phƣợng có sự chuyển đổi, chuyển biến tích cực, tốc độ độ đơ thị hóa cao. Cơ cấu kinh tế của huyện Đan Phƣợng có sự chuyển dịch theo ngành và lĩnh vực, cụ thể tỷ trọng ngành nơng nghiệp có xu hƣớng giảm, khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ từng bƣớc đƣợc nâng cao. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại – dịch vụ tăng lên rõ rệt, tạo động lực mới phát triển KTXH. Đặc biệt, các yếu tố khoa học kỹ thuật ngày càng đƣợc áp dụng, sử dụng trên diện rộng và sâu ở các ngành, các lĩnh vực.

4.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực tiếp tục đầu tƣ xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã theo hƣớng hiện đại, đồng bộ; tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng thƣơng mại dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu, ƣu tiên phát triển ngành, lĩnh vực tạo ra sản phẩm có giá trị cao, có nguồn thu bền vững; phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn, công nghệ cao. Bảo vệ và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đẩy mạnh phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục – đào tạo, y tế; đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo vệ mơi trƣờng. Thƣờng xun giữ vững ổn định chính trị, tăng cƣờng củng cố quốc phịng, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu xây dựng huyện Đan Phƣợng ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Từ mục tiêu trên, huyện Đan Phƣợng đã đặt ra một số mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 nhƣ sau:

Tổng giá trị sản xuất đạt 13.368 tỷ đồng, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 8,4%, trong đó: Dịch vụ - thƣơng mại 9,6%, cơng nghiệp –

thủy sản 1,4%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Dich vụ- thƣơng mại 45,12%, công nghiệp – xây dựng 48,97% (công nghiệp 38,58%, xây dựng 10,39%), nông nghiệp – thủy sản 5,91%. Đến năm 2020, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 200 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 55 triệu đồng/ngƣời/năm. Thu NSNN trên địa bàn tăng bình quân hàng năm từ 12-13% (khơng tính thu tiền sử dụng đất).

4.1.2. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

Kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2016-2020 của huyện Đan Phƣợng đã đƣợc Hội đồng nhân dân huyện khóa XIX, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 24/12/2016. Nội dung cơ bản nhƣ sau:

4.1.2.1. Định hướng đầu tư các lĩnh vực

Xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tƣ công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 gắn với xã hội hóa và tạo các nguồn vốn đầu tƣ XDCT có trọng tâm, trọng điểm, khơng dàn trải, không phát sinh nợ XDCT. Mục tiêu, định hƣớng đầu tƣ cơng trung hạn cụ thể nhƣ sau:

- Bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2016-2020 để sớm hoàn thành và bàn giao đƣa vào khai thác sử dụng.

- Đầu tƣ xây dựng các cơng trình dân sinh, bức xúc, đảm bảo an sinh xã hội, các dự án tiêu thoát nƣớc, các dự án về môi trƣờng.

- Tập trung đầu tƣ xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng khung, tạo ra thế và lực mới, thúc đẩy phát triển KTXH.

- Tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kiến cố hóa trƣờng học, đầu tƣ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.

- Tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trƣờng xanh-sạch-đẹp: Hồn thiện hạ tầng giao thơng nông thôn, giao thông nội đồng, tiếp tục đầu tƣ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơng trình thủy lợi, đảm bảo tƣới tiêu

hệ thống thoát nƣớc của nhân dân; xây dựng vƣờn hoa, ao môi trƣờng, nhà hội họp cụm, nhà văn hóa thơn, xã có định hƣớng đa chức năng, gắn với các hoạt động văn hoá, thể thao.

4.1.2.2. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơng trình

Tổng vốn dự kiến huy động 5 năm 2016-2020 là: 2.000 tỷ đồng, trong đó: - Ngân sách Thành phố hỗ trợ mục tiêu: 500 tỷ đồng (hỗ trợ mục tiêu xây dựng nông thôn mới 100 tỷ đồng, hỗ trợ mục tiêu cho các dự án 400 tỷ đồng (mỗi năm hỗ trợ bình quân 80 tỷ đồng).

- Ngân sách Thành phố hỗ trợ từ nguồn XDCT tập trung: 352,5 tỷ đồng (mỗi năm hỗ trợ bình quân 75 tỷ đồng).

- Nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất: 897,5 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 179,5 tỷ đồng).

- Thu tiền sử dụng đất dự án đô thị trên địa bàn: 250 tỷ đồng.

Việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa bố trí đủ vốn; dự án chuyển tiếp, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch. Việc bố trí vốn kế hoạch cho dự án khởi cơng mới phải đáp ứng các yêu cầu sau: Dự án cần thiết, có đủ điều kiện đƣợc bố trí vốn kế hoạch theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật Đầu tƣ cơng; bảo đảm bố trí đủ vốn đề hồn thành dự án theo tiến độ đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt.

Tổng kế hoạch vốn đầu tƣ giai đoạn 2016-2020 cho các dự án đầu tƣ công là 1.800,340 tỷ đồng cho 350 dự án (8 dự án nhóm B, 342 dự án nhóm C).

Dự phịng: 199,66 tỷ đồng Cụ thể nhƣ sau:

Phân loại theo dự án chuyển tiếp và khởi công mới

Dự án chuyển tiếp hoàn thành giai đoạn 2016-2020: 24 dự án, 159,8 tỷ đồng Dự án mới khởi công giai đoạn 2016-2020 là 326 dự án, 1.627,54 tỷ

đồng (dự án hoàn thành giai đoạn 2016-2020 là 346 dự án, dự án hoàn thành giai đoạn 2021-2025 là 4 dự án; dự án khởi công mới năm 2016 là 80 dự án)

Phân loại theo lĩnh vực đầu tư

- Lĩnh vực giao thông – Thuỷ lợi 124 dự án, 606,4 tỷ đồng (33,68%). - Lĩnh vực giáo dục 75 dự án, 765,15 tỷ đồng (42,5%).

- Lĩnh vực văn hoá – xã hội 95 dự án: 217,22 tỷ đồng (12,07%). - Lĩnh vực môi trƣờng 36 dự án, 63,05 tỷ đồng (3,5%).

- Lĩnh vực quản lý nhà nƣớc 8 dự án, 81,52 tỷ đồng (4,53%). - Lĩnh vực khác 7 dự án, 44 tỷ đồng (2,44%).

- Hỗ trợ xây dựng cơng trình an ninh, qn sự 05 dự án, 23 tỷ đồng (1,28%). Ngoài các dự án nằm trong danh mục kế hoạch đầu tƣ, tùy thuộc vào

tình hình thực tế, trong năm sẽ bổ sung danh mục đầu tƣ của một số dự án rất cấp bách thuộc các tiêu chí sau:

- Ngân sách huyện Đan Phƣợng sẽ cân đối bố trí cho một số dự án phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ cấp bách phát sinh ngồi dự tốn trong năm ngân sách từ nguồn vốn dự phòng ngân sách hàng năm.

- Đối với một số dự án dân sinh, bức xúc cần bố trí ngay để triển khai, UBND huyện Đan Phƣợng sẽ xem xét, trình Thƣờng trực HĐND huyện thơng qua, quyết định, sau đó báo cáo HĐND huyện tại kỳ họp gần nhất.

4.1.2.3. Quan điểm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Đan Phượng

Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2016 – 2020 đòi hỏi huyện Đan Phƣợng phải nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong giai đoạn này, vấn đề quản lý đầu tƣ XDCT NSNN do huyện quản lý phải quán triệt các quan điểm. Cụ thể nhƣ sau:

huyện Đan Phƣợng quản lý phải phù hợp với mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và của Nhà nƣớc đặt ra

Thứ hai, tăng cƣờng quản lý đầu tƣ XDCT sử dụng vốn NSNN cần

phải có sự quan tâm đầy đủ, đồng bộ trong tồn bộ q trình đầu tƣ của các chủ thể tham gia. Điều đó thể hiện ở việc các chủ thể tham gia phải nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các dự án, cơng trình, đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tƣ.

Thứ ba, quản lý đầu tƣ XDCT phải chú ý đến tính chất của mối quan hệ

giữa chủ sở hữu và chủ sử dụng vốn đầu tƣ XDCT của Nhà nƣớc. Chi đầu tƣ XDCT là từ nguồn NSNN mà chủ đầu tƣ chỉ là đơn vị đại diện cho Nhà nƣớc trong việc quản lý và sử dụng vốn để đầu tƣ xây dựng. Do đó, dễ dẫn đến gây ra thất thốt, lãng phí vốn đầu tƣ XDCT

Thứ tư, tăng cƣờng quản lý đầu tƣ XDCT sử dụng vốn NSNN do huyện

quản lý phải coi trọng yếu tố con ngƣời khi đề xuất các giải pháp triển khai. Vì con ngƣời là chủ thể quản lý và cũng là đối tƣợng chịu sự quản lý, do đó để nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp thì con ngƣời là yếu tố trung tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w