Tình hình và định hướng phát triển du lịch tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng

Một phần của tài liệu DL CDTN GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH vụ ăn UỐNG tạ bộ PHẬN NHÀ HÀNG, RISEMOUNT PREMIER RESORT (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI BỘ PHẬN NHÀ HÀNG,

3.1.1 Tình hình và định hướng phát triển du lịch tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng

nói riêng

Du lịch Việt Nam được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng, đa dạng và phong phú. Năm 2019 là năm thành công của du lịch Việt Nam, không chỉ thể hiện ở các con số thống kê về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, doanh thu, mà còn là các danh hiệu mà du lịch Việt Nam đạt được. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tương đối lớn đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng khá nặng nề.

Theo thống kê của “Tổng Cục du lịch Việt Nam”: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2019 ước đạt 1.561.274 lượt khách, tăng 28,8% so với tháng 9/2018. 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12.870.506 lượt khách, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường khách du lịch châu Á chiếm số lượng lớn nhất (9 tháng năm 2019 đạt 10.156.165 lượt khách, tăng 12,5% so với 9 tháng năm 2018). Trong số lượng khách du lịch châu Á thì chiếm số lượng lớn nhất là khách du lịch Trung Quốc (9 tháng năm 2019 đạt 3.977.183 lượt khách, tăng 4,4% so với 9 tháng đầu năm 2018).

Du lịch Việt Nam cũng không ngoại lệ, chịu sự ảnh hưởng và rất lớn của dịch bệnh Covid-19. Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm mạnh chỉ đạt gần 450.000 lượt khách, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Đặc biệt, 2 thị trường khách quốc tế lớn nhất của du lịch Việt Nam đó là Trung Quốc và Hàn Quốc đều giảm 91,5% và 91,4%. Tổng lượt khách của cả quý I/2020 đạt 3,7 triệu lượt khách, giảm hơn 18% so cùng kỳ.

Trong 3 tháng đầu năm 2020 du lịch Việt Nam đón gần 3.686.779 lượt khách quốc tế, giảm 813.335 lượt khách và chỉ bằng 81,93 % mức cùng kỳ năm 2019. Kết quả q II/2020 dự kiến cịn tồi tệ hơn khi tồn ngành Du lịch gần như tê liệt do tình trạng cách ly xã hội để phòng ngừa dịch bệnh.

Đà Nẵng là một thành phố có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua quá trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu, Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống. TP. Đà Nẵng là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, có tổng lượng du khách trong quý I/2020 đạt gần 1.3 triệu du khách từ trong và ngoài nước, giảm 31.2% so với cùng kỳ năm 2019. Theo thống kê, năm 2019, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch Đà Nẵng đạt 8,69 triệu lượt, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó: khách quốc tế đạt 3,52 triệu lượt, tăng 22,5%, khách nội địa đạt 5,17 triệu lượt, tăng 8%.

Lượng khách sụt giảm dưới tác động của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến nguồn thu dịch vụ du lịch trong quý I/2020. Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống trong kỳ ước đạt 126.200 tỷ đồng, tương đương 10% tổng doanh thu hoạt động thương mại, dịch vụ của cả nước, giảm 9,6% so với quý I/2019. Mức doanh thu giảm ở hầu hết các địa phương, giảm mạnh nhất tại Đà Nẵng giảm 23,7% . Doanh thu du lịch lữ hành quý I/2020 ước đạt 7.800 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng mức và giảm 27,8% trong khi cùng kỳ do nhiều địa điểm tham quan du lịch ngừng hoạt động, lượng khách hủy tour du lịch do lo ngại dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Doanh thu từ hầu hết các thành phố có các địa điểm du lịch nổi tiếng đều sụt giảm. Cụ thể, Đà Nẵng giảm 19,5%.

Các hãng hàng không Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc trong khi khách du lịch Trung Quốc vốn là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Việt Nam (chiếm 26.1% khối lượng vận chuyển quốc tế). Toàn bộ các tour du lịch từ Việt Nam đi Trung Quốc cũng bị hủy vì dịch bệnh khiến các cơng ty lữ hành và ngành hàng khơng có thể bị

thiệt hại hàng tỷ đồng. Hàng triệu lao động trong ngành Du lịch bị giảm thu nhập, thậm chí bị cắt giảm do thiếu việc làm.

Có thể thấy, dịch Covid – 19 diễn ra vào đúng mùa cao điểm khách du lịch quốc tế đi du lịch nhiều cũng như mùa du lịch lễ hội, tâm linh của khách nội địa thường hay đi sau dịp nghỉ lễ tết Nguyên đán.

Trong bối cảnh Việt Nam đã cơ bản ngăn chặn thành cơng dịch Covid-19 nhưng tình hình dịch bệnh tại khu vực và thế giới vẫn phức tạp thì khách nội địa chính là địn bẩy vực dậy ngành du lịch trong nước. Theo bà Nguyễn Thị Hồi An - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, trong thời điểm này, khách du lịch nội địa đã dần có nhu cầu đi du lịch trở lại ở các điểm gần. Do đó, Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố sẽ triển khai các chiến dịch truyền thông với các hastag, video sinh động hấp dẫn trên các kênh mạng xã hội, mời những người nổi tiếng, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng (KOL) tham gia chương trình quảng cáo... cũng như tạo ra bài hát sôi động Đà Nẵng để các nhân viên du lịch, lưu trú làm theo nhằm quảng bá, kích cầu du lịch nội địa.

Trước thực trạng doanh nghiệp du lịch tại Đà Nẵng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, dễ bị tổn thất bởi dịch bệnh; các doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động có chiều hướng gia tăng... thành phố cần hỗ trợ triển khai các gói kích cầu đủ mạnh để thu hút khách du lịch như: Gói kích cầu hàng khơng; Gói kích cầu Combo trọn gói nhiều ngày; Gói kích cầu Hotel; Gói kích cầu các điểm du lịch lớn; Gói kích cầu vận chuyển, ẩm thực, các chương trình như "Giảm giá tour 3 ngày 2 đêm Đà Nẵng-Hội An", "Bà Nà giữ vé miển phí buffet", "Núi Thần Tài 30-50% giá vé"...

Cùng với xúc tiến các đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái”; “Nghe dịng sơng kể chuyện”, “Phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô”; “Phát triển du lịch cộng đồng huyện Hòa Vang”, văn hóa lịch sử tại di tích Đình làng Túy Loan, khu căn cứ cách mạng K20... việc tái tạo lại ngành du lịch thành phố đang được kỳ vọng sẽ làm thay đổi, tạo ra sự khác biệt cho du lịch Đà Nẵng.

Trong định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Sở Du lịch đã xác định không gian phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái theo định hướng tựa núi, hướng biển; lấy Sơn Trà, Bà Nà, Hải Vân và Ngũ Hành Sơn làm trung tâm tạo vùng, với các nhóm sản phẩm du lịch được ưu tiên là du lịch biển nghỉ dưỡng; du lịch mua sắm, du lịch văn hóa lịch sử, làng quê, làng nghề; du lịch đô thị gắn với thành phố trung tâm của cả khu vực.

Một phần của tài liệu DL CDTN GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH vụ ăn UỐNG tạ bộ PHẬN NHÀ HÀNG, RISEMOUNT PREMIER RESORT (Trang 68 - 71)