Dựa vào số liệu đã phân tích ở Bảng 2.20 và Biểu đồ 2.14 thì tỷ số lợi nhuận trên tổng VCSH (ROE) của Indo Trần tăng nhẹ. Đặc biệt tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,08%, năm 2020 là 0,11%. Điều này cho thấy cơng ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuếch đại được tỷ số lãi ròng trên vốn cao hơn tỷ số lãi ròng trên tổng tài sản (Bảng 2.19). Qua kết quả ở trên ta nhận thấy tỷ lệ này năm 2019 cứ 100 đồng VCSH bỏ ra thì thu được 0,08 đồng lợi nhuận và qua năm 2020 tỷ lệ này tăng lên 0,11 đồng, đây là một biểu hiện tốt đánh giá tình hình kinh
1.048.634.104 1.483.448.198 0,08% 0,11% 0,00% 0,02% 0,04% 0,06% 0,08% 0,10% 0,12% 0 200.000.000.000 400.000.000.000 600.000.000.000 800.000.000.000 1.000.000.000.000 1.200.000.000.000 1.400.000.000.000 NĂM 2019 NĂM 2020
TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN CHỦ SỎ HỮU (ROE)
2.2.3. Nhận xét, kiến nghị đối với tình hình tài chính của chi nhánh Cơng ty CP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ
2.2.3.1. Nhận xét chung
Với những kết quả đạt được trong năm qua công ty đang tiếp tục ổn định bộ máy quản lý, thường xuyên đào tạo nâng cao tay nghề, chuyên môn của CB – CNV góp phần đưa Cơng ty đứng vững trên thị trường với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thị trường hiện nay. Cùng với trào lưu đó, việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, bởi lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái đầu tư trong phạm vi doanh nghiệp và nền kinh tế. Chính vì vậy, lợi nhuận là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Do vậy, quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty ITL nói riêng.
a) Thuận lợi của cơng ty
Công ty tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc và sự phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan chức năng.
Hội đồng quản trị, Đảng ủy, ban giám đốc và toàn thể CB–CNV Indo Trần luôn nỗ lực phát huy tinh thần sáng tạo, tận tụy với cơng việc, có tinh thần trách nhiệm cao, thể hiện vai trò làm chủ, năng động trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu ITL, vị thế là thương hiệu Indo Trần trên thị trường ngày càng được khẳng định.
Hệ thống các cảng, ICD của cơng ty tại các vị trí kinh tế trọng điểm trong cả nước, đặc biệt là tại TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu từng bước đi vào hoạt động ổn định và phát triển. Vì vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Indo Trần phát triển dịch vụ chuỗi cung ứng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến 2030 của cơng ty.
b) Khó khăn đối với cơng ty
Ngồi những thuận lợi Indo Trần đã có, bên cạh đó cơng ty vẫn cịn tồn tại những khó khăn. Qua q trinh phân tích BCTC của cơng ty, nhìn chung trong 2 năm 2019-2020 tình hình tài chính của cơng ty khơng khả quan lắm:
Về cơ cấu tài sản
Vốn bằng tiền tương đối ổn định, tuy nhiên hiện tại nguồn vốn bằng tiền còn
thấp, điều này làm cho rủi ro thanh tốn của cơng ty khá cao.
Khoản phải thu tương đối lớn dẫn đến việc công ty bị chiếm dụng vốn ảnh
hưởng đến vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định giảm qua các năm, nguyên nhan là hao mịn luỹ kế, tình hình
tài sản cố định của công ty hiện nay vẫn cịn tốt nên trong năm tiếp theo khơng cần đầu tư thêm.
Về cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả của Indo Trần tương đối cao, chiếm gần 40% tổng nguồn vốn (Bảng 2.4), cho thấ khả năng tự chủ về tài chính của cơng ty cịn thấp. Vốn hoạt động của cơng ty cịn phuj thuộc q nhiều vào sự tài trợ khác:
Vay ngân hàng: chiếm tỉ lệ khá cao trong nợ phải trả, và dĩ nhiên nguồn vốn
này phải chịu chi phí tài chính lớn nên chi phí này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: giảm, cho thấy công ty đã chú ý đến việc
thanh toán tiền hàng đúng hạn để tạo uy tín, nhằm xây dựng quan hệ làm ăn lâu dài.
Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do tăng thêm vốn góp chủ sở hữu để phục vụ trả
nợ gốc vay ngân hàng nhằm giảm bớt áp lực chi trả lãi vay. Đồng thời lợi nhuận giữ lại tăng cho ta thấy cơng ty kinh doanh có lời trong 2 năm qua.
Về hoạt động kinh doanh
xếp dỡ và doanh thu vận chuyển container giảm do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu trong nước nói riêng và tình hình thế giới nói chung.
Chi phí: Tổng chi phí so với tổng doanh thu đều giảm nhưng giảm không
đáng kể làm cho lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tăng không đáng kể, cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh chính của cơng ty ngày cảng giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự cạnh tranh gây gắt của một số công ty đối thủ.
Lợi nhuận năm 2020 tăng nhưng không đáng kể so với năm 2019, do tốc độ
giảm cỉa tổng chi phí trên tổng doanh thu năm 2020 so với 2019 không đáng kể.
2.2.3.2. Một vài kiến nghị
Qua thời gian thực tập tìm hiểu tình hình tài chính tại chi nhánh Cơng ty ITL, em xin đề xuất một số kiến nghị sau. Tuy nhiên, những kiến nghị của em chỉ mang tính tham khảo vì tầm nhìn của em cịn hạn chế, kiến thức thực tế chưa nhiều. Rất mong đề xuất của em có thể góp phần có ích cho những kế hoạch sắp tới của Công ty.
Trước tiên, Công ty thường xun phân tích và cân đối tình hình tài chính: Phân tích tình hình tài chính nhất thiết là phải hoạt động thường xuyên và liên tục đối với các doanh nghiệp, khơng những thế nó trở thành một hệ thống phân tích chung cho từng ngành nghề từng lĩnh vực riêng biệt, để các doanh nghiệp thành viên căn cứ vào đó mà điều chỉnh sao cho tình hình tài chính của mình ngày càng vững chắc và phù hợp với quy mơ chung của ngành nghề kinh doanh của mình. Chính vì thế tình hình tài chính lành mạnh và cân đối sẽ tạo ra được một nền mống vững chắc cho công ty trong hiện tại cũng như trong tương lai.
a) Về cơ cấu tài sản
Vốn bằng tiền: công ty nên tăng lượng vốn bằng tiền nhằm tăng khả năng
thanh toán nhanh, đồng thời hạn chế rủi ro trong thanh tốn. Trong thời gian tới cơng ty cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến một mức độ thích hợp hơn để đảm bảo
khả năng thanh toán nhanh một tốt hơn. Tốt nhất công ty nên lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo thanh tốn khơng bị ứ động vốn quá mức.
Khoản phải thu: công ty cần có những biện pháp, chính sách (bằng cách:
chiết khấu thanh toán, gặp gỡ khách hàng, gửi thư nhắc nợ,…) để thu hồi công nợ nhanh để hạn chế bị khách hàng chiếm dụng vốn đồng thời đảm bảo nguồn vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt tăng lượng vốn bằng tiền.
Tài sản cố định: tài sản của công ty rất lớn nên công ty cần phải có biện pháp
sử dụng hết cơng suất và đúng mục đích để tránh lãng phí.
b) Về cơ cấu nguồn vốn
Vay ngân hàng: công ty đã cố gắng giảm vay ngân hàng bằng cách trả nợ gốc
theo đúng cam kết với ngân hàng. Cho thấy, cơng ty đã kiểm sốt tốt nợ ngắn hạn dần giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để chủ động hơn về mặt tài chính.
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp: cơng ty cũng nên có những biện pháp để
chậm thanh tốn cho nhà cung cấp (có thể) để tận dụng tối đa nguồn vốn phải trả này nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh hoặc dủng gửi tiết kiệm ngân hàng tạo nguồn thu nhập cho Công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu: tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn thấp so với tổng nguồn vốn,
công ty cần tiếp tục đẩy mạnh tốc độ tăng vốn chủ sở hữu để chủ động về mặt tài chính như:
Giảm vay ngân hàng để chủ động hơn về mặt tài chính, giảm chi phí đi vay. Tăng khoản phải trả cho người bán để chiếm dụng vốn tối đa.
Công ty nên sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vay vốn dài hạn để tránh mất cân đối và gây ra gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn.
c) Về hoạt động kinh doanh
Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng cơng ty nên mở rộng chính sách thu tiền dịch vụ một cách linh hoạt hơn. Kết hợp áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh tốn để khuyến khích khách hàng thanh tốn đúng hạn.
Khai thác thị trường, đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh cơng ty cũng như chất lượng dịch vụ mà Công ty kinh doanh đến khách hàng.
Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ.
Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi đối với khách hàng truyền thống nhằm cũng cố mối quan hệ lâu bền với khách hàng.
Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng, đối với khách hàng mới có tiềm năng nên áp dụng giá dịch vụ mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu. Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu dịch vụ, có khả năng tư vấn cho khách hàng, có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường.
Chi phí: cơng ty cần kiểm sốt tốt chi phí như:
Cơng ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường dịch vụ, so sánh về giá cả dịch vụ công ty đang kinh doanh với giá cả của đối thủ cạnh tranh để xác định giá dịch vụ đầu ra hợp lý, sao cho tỷ lệ giá vốn dịch vụ giảm đến mức thấp nhất đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể được.
Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể về tình hình doanh thu để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý, tránh tình trạng chi phí hàng tồn kho và chi phí lãi vay tăng khơng cần thiết.
d) Kiến nghị khác Đối với Nhà nước
Thực tế hiện nay cho thấy, ngành Logistics Việt Nam nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng đang cịn rất nhiều điểm cần khắc phục khơng chỉ từ phía Nhà nước mà cả từ phía những doanh nghiệp. Như vậy, để ngành giao nhận vận tải của Việt Nam phát triển, cạnh tranh được với các nước trên thế giới, trước tiên, Nhà nước cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Hồn thiện, thống nhất chính sách pháp luật về hoạt động logistics: Khái
niệm logistics bao trùm nhiều lĩnh vực, mà có những lĩnh vực trong pháp luật Việt Nam chưa quy định rõ ràng. Vì vậy, cần có một hành lang pháp lý đầy đủ, thơng suốt, trực tiếp điều chỉnh các dịch vụ logistics.
Hoàn thiện hệ thống thống kê về dịch vụ logistics: có thể tham khảo kinh
nghiệm của Trung Quốc (chia thành 4 nhóm: vận tải, tiện ích logistics, chính sách chương trình xã hội liên quan, dịch vụ hỗ trợ liên quan). Ngồi ra, cũng nên xem xét bộ cơng cụ đảm bảo hiệu quả logistics của Singapore (Logistics Productivity Toolkit).
Phát triển kết cấu hạ tầng đây là một nhiệm vụ cấp bách đã được Chính phủ
quan tâm, tập trung ưu tiên đầu tư. Nhà nước cần đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, ICD, đường bộ, đường sắt, đường sông, kho bãi, trang thiết bị, ngân hàng, bảo hiểm... theo một kế hoạch tổng thể, có khả năng tương tác và hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Nhà nước nên đầu tư và quy hoạch theo chiến lược phát triển lâu dài, các tuyến đường bộ cũng được mở mang, nâng cấp. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển trước hết là các cảng biển, ICD, kho bãi, các khu đầu mối vận tải. Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện bốc dỡ hàng hóa, đặc biệt là làm hàng container. Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng thời với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, hàng khơng và đường thủy nội địa.
Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ Logistics, thống kê Logistics: Lập trung
tâm Logistics (trung tâm phân phối) tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm.
Đẩy mạnh công tác đào tạo Logistics: Trong chiến lược dài hạn, đề nghị
Chính phủ và các cơ quan chức năng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có định hướng, liên quan đến ngành logistics. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về Logistics. Đề nghị mở các bộ môn và Khoa Logistics trong hầu hết các trường đại học, cao đẳng kinh tế ngoại thương. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.
Đối với Công ty cấp trên
Chi nhánh Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ là một chi nhánh của Tập đoàn Indo Tran Logistics (CTCP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần) nên mọi hoạt động kinh doanh, các chiến lược phát triển của chi nhánh đều được Tổng công ty theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, và nằm trong chiến lược chung của của Tổng cơng ty. Chính vì vậy, để chi nhánh Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ phát triển thì Tổng cơng ty có một sự ảnh hưởng rất lớn.
Chi nhánh Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ đưa ra một số kiến nghị với Tổng cơng ty như sau: Cần có cơ chế thoáng trong vấn đề lương bổng, tầm hoạt động, quyền hạn của chi nhánh, tuyển hoặc điều thêm nhiều nhân viên chất lượng cao từ Tổng công ty. Điều này giúp cho Chi nhánh Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ có nhiều điều kiện phát triển, đồng thời tạo khả năng tự quyết định việc sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay, việc tổ chức sản xuất kinh doanh của chi nhánh đều phụ thuộc vào chính sách của Tổng cơng ty. Điều này có tác động 2 mặt đến sự phát triển của chi nhánh công ty, vừa giúp công ty phát triển thống nhất chính sách với Tổng cơng ty, vừa làm hạn chế sự năng động, sáng tạo của chi nhánh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong năm 2019 và 2020, đánh giá một năm hoạt động sản xuất thành cơng và có nhiều biến chuyển đối với công ty. Chi nhánh Indo Trần – Trung tâm vận tải đường bộ nói riêng và CTCP Giao nhận và vận chuyển Indo Trần nói chung đang trong giai đoạn chuyển mình.
Giao thơng vận tải đường bộ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân khi mà nó chính là phương thức vận tải kinh tế phổ biến nhất. Chính vì vậy, kho bãi có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối và chuyển tải cũng như các dịch vụ vận chuyển khác trong hệ thống các tuyến vận tải đường bộ.