Tài liệusử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 25)

1.2.3 .Quy trình và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4. Tài liệusử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành phản ánh các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị. Theo đó, báo cáo tài chính chứa đựng những thơng tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và cơng nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm 4 loại báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Thuyết minh báo cáo tài chính

 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng qt tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị ghi sổ của tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu được mã hóa để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu và được phản ánh theo số đầu năm, số cuối năm.

Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần là phần “ Tài sản” và phần “Nguồn vốn”.

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho một năm kế toán nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh (hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính) và hoạt động khác.

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cung cấp cho người sử dụng thơng tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra đó trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm báo cáo được chính xác.

1.2.4.2.Cơ sở dữ liệu khác

Phân tích tài chính có mục tiêu đưa ra những dự báo tài chính giúp choviệcra quyết định về mặt tài chính, dự kiến kết quả tương lai của doanh nghiệp nên tài liệu sử dụng để phân tích tài chính khơng chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo tài chính mà phải mở rộng sang các thông tin:

 Các yếu tốthuộc về doanh nghiệp:

- Chính sách, chiến lược phát triển của doanh nghiệp; đặc điểm tình hình huy động vốn…

 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp:

- Thực trạng của nền kinh tế vĩ mơ:Sự suy thối hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;

- Xu hướng phát triển của ngành trong thời gian tới với biến động của thị trường;

- Các quy định, định hướng của cơ quan Nhà nước đối với ngành trong hiện tại và tương lai, các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp…

Việc kết hợp các thơng tin để phân tích sẽ đem lại một cái nhìn tổng qt và chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tài chính của doanh nghiệp 1.2.5.1. Các nhân tố chủ quan

Là toàn bộ các nhân tố thuộc về tiềm lực của doanh nghiệp bao gồm Trình độ tổ chức quản lý

Một doanh nghiệp muốn tăng trưởng bền vững phải ln có những chiến lược phát triển đúng đắn, việc này phụ thuộc hoàn toàn vào ban lãnh đạo của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có ban lãnh đạo với trình độ quản lý tốt, biết đề ra chính sách kinh doanh hợp lý thì có thể tăng lợi nhuận đều đặn, qua đó kết quả kinh doanh khơng ngừng tăng. Ngược lại nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp đề ra chiến lược

phát triển không phù hợp, sử dụng không tốt nguồn vốn huy động có thể làm tăng chi phí, dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra cách thức tổ chức cũng thể hiện trình độ của ban lãnh đạo. Nếu doanh nghiệp có bộ máy quản lý cồng kềnh, khơng phù hợp với quy mơ của doanh nghiệp thì chi phí quản lý sẽ cao, giảm lợi nhuận và cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp

Thành hay bại của hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính vật chất của doanh nghiệp. Chất lượng đội ngũ nhân lực gồm cả chất lượng của nhà quản lý và người lao động. Con người trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nhà quản lý nếu biết kết hợp tối đa các yếu tố đang có để tạo ra lợi nhuận, giảm chi phí, đồng thời nắm bắt thời cơ, cơ hội kinh doanh sẽ làm cho doanh nghiệp luôn phát triển kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, trang thiết bị máy móc, nhà xưởng của doanh nghiệp tạo đà cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.

1.2.5.2. Các nhân tố khách quan

Mơi trường kinh tế

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh tế bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

- Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt

động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Lạm phát: Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp khơng áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp khơng ổn định.

- Sự biến động của tỷ giá hối đoái: Đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế, sự thay đổi tỷ giá hối đối tác động trực tiếp tới chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Tỷ giá hối đoái biến động sẽ thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Các chính sách kinh tế của nhà nước: Đây là yếu tố tác động lớn đến các

vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Khi chính sách nhà nước ưu tiên, hỗ trợ cho mặt hàng, loại hình doanh nghiệp đang kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có những thuận lợi đáng kể và ngược lại.

- Thị trường tài chính và trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng hóa các cơng cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện và phát triển các hình thức th tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán …

Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài chính tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.

Chính trị pháp luật

Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ làm cơ sở cho sự bảo đảm điều kiện thuận lợi và bình đẳng cho các

doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh, đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp và xã hội. Thể hiện rõ nhất là các chính sách bảo hộ mậu dịch tự do, các chính sách tài chính, những quan điểm trong lĩnh vực nhập khẩu, các chương trình quốc gia, chế độ tiền lương, trợ cấp, phụ cấp cho người lao động… Các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khoa học cơng nghệ

Nhóm yếu tố khoa học cơng nghệ tác động một cách quyết định đến 2 yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năng cạnh tranh trên thị trường, đó là hai yếu tố chất lượng và giá bán.

Văn hóa – xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tơn giáo tín ngưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp. Những khu vực khác nhau có văn hóa – xã hội khác nhau do vậy khả năng tiêu thụ hàng hóa cũng khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu rõ những yếu tố thuộc về văn hóa – xã hội, từ đó đề ra những chiến lược sản phẩm phù hợp với từng khu vực khác nhau.

Các yếu tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có thể tạo ra các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý...

1.2.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.6.1. Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

a. Phân tích cấu trúc tài chính

“Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp”. (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 139)

Về thực chất phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.Phân tích cơ cấu tài sản để nắm được tình hình sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay khơng. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn để xác định số vốn cần huy động, thời gian, chi phí và trách nhiệm của doanh nghiệp với từng loại nguồn vốn. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn để nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Phân tích cấu trúc tài chính nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ khơng thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để đưa ra chính sách sử dụng phù hợp, hiệu quả và tránh được rủi ro.

- Phân tích sự biến động của tổng tài sản cũng như tỷ trọng của từng loại tài

sản chiếm trong tổng tài sản thơng qua việc so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về số tuyệt đối và tương đối. Bên cạnh đó cịn xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.

Tỷ trọng từng bộ phận tài sản = Giátrịcủa từng bộphận tài sản × 100 Tổng tài sản

- Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn, ảnh hưởng của cơ cấu vốn tác động đến quá trình kinh doanh. So sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cả về số tuyệt đối và số tương đối. Ngồi ra cịn xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn.

Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn = Giátrịcủa từng loại nguồn vốn × 100 Tổng số nguồn vốn

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để thấy được chính sách

sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sau thường được tính và so sánh để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Hệ số nợ so với tài sản =

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn hay nói cách khác là tài sản chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, mức độ độc lập về mặt tài chính thấp.

Tài sản

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

b) Phân tích cân bằng tài chính

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gốm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH).Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay, cuối cùng được hình thành do chiếm dụng trong q trình thanh tốn. Phân tích cân bằng tài chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Cân bằng tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét dưới góc độ luân chuyển vốn và góc độ ổn định nguồn tài trợ. Trong bài này tác giả xem xét cân bằng tài chính của doanh nghiệp trên quan điểm ổn định nguồn tài trợ.

Theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ thì tồn bộ nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ được

doanh nghiệp liên tục sử dụng và tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài. Nguồn tài trợ này bao gồm các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (Vay và nợ dài hạn nhưng không bao gồm vay - nợ quá hạn).Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn bao gồm các khoản vay ngắn hạn , nợ ngắn hạn, các khoản vay - nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w