1.2.3 .Quy trình và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.6.1. Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính
a. Phân tích cấu trúc tài chính
“Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp”. (Nguyễn Năng Phúc, 2011, trang 139)
Về thực chất phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm các nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn và phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.Phân tích cơ cấu tài sản để nắm được tình hình sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay khơng. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn để xác định số vốn cần huy động, thời gian, chi phí và trách nhiệm của doanh nghiệp với từng loại nguồn vốn. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn để nắm được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động. Phân tích cấu trúc tài chính nếu chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ khơng thấy được chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để đưa ra chính sách sử dụng phù hợp, hiệu quả và tránh được rủi ro.
- Phân tích sự biến động của tổng tài sản cũng như tỷ trọng của từng loại tài
sản chiếm trong tổng tài sản thơng qua việc so sánh giữa kỳ phân tích và kỳ gốc cả về số tuyệt đối và tương đối. Bên cạnh đó cịn xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ.
Tỷ trọng từng bộ phận tài sản = Giátrịcủa từng bộphận tài sản × 100 Tổng tài sản
- Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn, ảnh hưởng của cơ cấu vốn tác động đến quá trình kinh doanh. So sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cả về số tuyệt đối và số tương đối. Ngồi ra cịn xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được mức độ hợp lý và an ninh tài chính của doanh nghiệp trong việc huy động vốn.
Tỷ trọng từng bộ phận nguồn vốn = Giátrịcủa từng loại nguồn vốn × 100 Tổng số nguồn vốn
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn để thấy được chính sách
sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu sau thường được tính và so sánh để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Hệ số nợ so với tài sản =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn hay nói cách khác là tài sản chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn đi vay, mức độ độc lập về mặt tài chính thấp.
Tài sản
Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này lớn hơn 1chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
b) Phân tích cân bằng tài chính
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gốm tài sản ngắn hạn (TSNH) và tài sản dài hạn (TSDH).Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn chủ sở hữu, sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay, cuối cùng được hình thành do chiếm dụng trong q trình thanh tốn. Phân tích cân bằng tài chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Cân bằng tài chính của doanh nghiệp thường được xem xét dưới góc độ luân chuyển vốn và góc độ ổn định nguồn tài trợ. Trong bài này tác giả xem xét cân bằng tài chính của doanh nghiệp trên quan điểm ổn định nguồn tài trợ.
Theo quan điểm ổn định của nguồn tài trợ thì tồn bộ nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành hai loại: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ được
doanh nghiệp liên tục sử dụng và tương đối ổn định trong một khoảng thời gian dài. Nguồn tài trợ này bao gồm các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay (Vay và nợ dài hạn nhưng không bao gồm vay - nợ quá hạn).Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn bao gồm các khoản vay ngắn hạn , nợ ngắn hạn, các khoản vay - nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của người lao động… Dưới góc độ này, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức sau:
Tài sản ngắn hạn
Bảng 1.1: Tài sản và nguồn tài trợ tài sản
TS dài hạn Tổng tài sản (TS) TS ngắn hạn
Trước hết cần so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu tổng số nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng một cách hợp lý để tránh bị ứ đọng vốn. Ngược lại, khi nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng được đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp.
Tiếp theo tiến hành xem xét tình hình biến động của nguồn tài trợ trên tổng số và từng loại giữa cuối kỳ so với đầu kỳ để rút ra nhận xét.
Đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua việc xem xét chỉ tiêu vốn hoạt động thuần. Vốn hoạt động thuần là chênh lệch giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn hay giữa tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn. Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh tốn, mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của nhiều doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn hoạt động thuần. Chỉ tiêu này là cơ sở cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp.
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.
Với cách xác định như trên, chỉ tiêu “Vốn hoạt động thuần” có thể có giá trị <0 hay >=0, cụ thể:
- Trường hợp vốn hoạt động thuần <0:khi đó nguồn tài trợ thường xun khơng đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn nên phần thiếu hụt doanh nghiệp phải sử dụng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp. Do vậy, cân bằng tài chính xẩy ra trong trường hợp này đặt doanh nghiệp vào tình trạng chịu áp lực nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán mất cân bằng (“cân bằng xấu”). Khi vốn hoạt động thuần càng nhỏ hơn 0, doanh nghiệp càng khó khăn trong thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và nguy cơ phá sản ln rình rập.
- Trường hợp vốn hoạt động thuần = 0:khi đó nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp vừa đủ tài trợ cho tài sản dài hạn nên không phải sử dụng nợ ngắn hạn để bù đắp. Cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong trường hợp này tương đối bền vững, tuy nhiên tính ổn định vẫn chưa cao, nguy cơ xảy ra “cân bằng xấu” vẫn tiềm tàng.
- Trường hợp vốn hoạt động thuần >0: nguồn vốn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững.
Ngồi các nội dung phân tích nói trên (phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, cân bằng tài chính), khi phân tích tình
hình đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, để có nhận xét xác đáng và chính xác về tình hình đảm bảo vốn, các nhà phân tích cịn tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số tài trợ thường xuyên =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu. Trị số này càng cao thì tính cân bằng tài chính càng tốt và ngược lại
Nguồn tài trợ tạm thời
Hệ số tài trợ tạm thời =
Tổng nguồn vốn
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn vốn thì nguồn tài trợ tạm thời chiếm bao nhiêu. Trị số này càng nhỏ thì tính cân bằng tài chính càng cao và ngược lại.
Hệ số VCSH so với nguồn vốn thường xuyên = VCSH
Nguồn tài trợ thường xuyên
Hệ số này cho biết so với tổng nguồn tài trợ thường xuyên thì VCSH chiếm bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì tính độc lập, tự chủ về tài chính càng lớn hay cân bằng tài chính càng tốt và ngược lại.
1.2.6.2.Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
a) Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên nhiều mặt khác nhau, doanh nghiệp được xem là bảo đảm khả năng thanh tốn khi doanh nghiệp đó bảo đảm đáp ứng đủ các mặt khác nhau của khả năng thanh toán.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo cho biêt với tổng số tài sản hiện có doanh nghiệp có bảo đảm trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.
21
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành =
TSNH
Nợ ngắn hạn
Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp khơng đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh tốn khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn và ngược lại.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền vàtươngđương tiền Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho) Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết: với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn (sau khi đã trừ đi giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ tài sản ngắn hạn), doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải tồn bộ nợ ngắn hạn hay khơng.
b) Phân tích tình hình quản lý tài sản
Số vịng quay hàng tồn kho Sốvịng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Bình qn hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình qn ln chuyển trong kỳ, chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vịng của hàng hóa trong kho là nhanh, doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng hóa khơng bị ứ đọngvà ngược lại, nếu hệ số này nhỏthì tốc độ quay vòng
hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên khơng phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, tồn kho cao là xấu.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho khơng bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này q cao cũng khơng tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất khơng đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh = Tài sản cốđịnh
Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
c) Phân tích tình hình cơng nợ
Số vịng quay các khoản phải thu:
Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Bình quân cá c khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao q có thể phương thức thanh tốn của doanh nghiệp quá chặt chẽ, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng hàng tiêu thụ.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích (360 ngày) Số vịng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
Số vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả =
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản và có thể ảnh hưởng khơng tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh tốn đối với nhà cung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tổng nợ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu
Đây là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của cơng ty, cho ta biết về tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp dùng để chi trả cho hoạt động của mình. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 nghĩa là tài sản được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, ngược lại thì tài sản được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc tỷ lệ này càng nhỏ thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong
tài chính, tỷ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
d) Phân tích khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuthuần (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết: một đơn vị doanh thu thuần thu được từ kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản = Lợi nhuận sau thuế