Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 97)

3.3 .Đánh giá chung về tình hình tài chính của Cơng tycổ phần Bibica

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

Trong những năm vừa qua, mặc dù công ty đã đạt được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều hạn chế xuất phát từ cả nhân tố khách quan và chủ quan mà công ty cần phải khắc phục.

Thứ nhất, về cơ cấu tài sản. Có sự dịch chuyển từ tài sản dài hạn sang tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao và ngày càng gia tăng qua các năm. Ngoại trừ năm 2012 tỷ lệ này thấp hơn so với trung bình ngành thì có thể thấy tỷ lệ này của cơng ty năm 2013 và năm 2014 luôn cao hơn với trung bình ngành từ 14%- 23% qua bảng so sánh 3.25.

Bảng 3.25. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản

(Đơn vị tính: %)

Chỉ tiêu

Năm

1. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản của công ty 2. Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản của ngành thực phẩm

(Nguồn:Tổng hợp Báo cáo tài chính hợp nhất Cơng ty cổ phần Bibica năm 2012 – 2014; http://www.cophieu68.vn)

Thứ hai, tài sản ngắn hạn của công ty tập trung ở tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Hạng mục tiền và tương đương tiền khá cao, chủ yếu đầu tư dưới dạng cho vay thời hạn 3 tháng, điều này không phù hợp với một công ty sản xuất, về lâu dài sẽ làm giảm cơ hội đầu tư vào trang thiết bị máy móc và mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn được duy trì ở mức 71-75% liên tục từ năm 2012 đến 2014, vốn vay ít được sử dụng, tính đến năm 2014 Cơng ty khơng cịn các khoản vay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Cơng ty chưa tận dụng tích cực địn bẩy tài chính để tạo ra khoản lợi thuế và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

Thứ tư, doanh thu của Công ty tăng trưởng chậm, năm 2014 so với năm 2013 là 7% chỉ đạt 94% kế hoạch mà Công ty đề ra. .

Thứnăm, hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa tốt. Điều này thể hiện qua hệ số ROA của công ty luôn thấp hơn ROA của ngành thực phẩm. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp còn yếu kém. Tuy qua 3 năm ROE của doanh nghiệp có tăng nhưng vẫn ở mức khá thấp so với trung bình ngành.

Thứ sáu, chi phí của cơng ty khá cao đặc biệt là chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của cơng ty thể hiện qua tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với trung bình ngành.

3.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan:

Những năm qua, nền kinh tế trong nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức cùng với việc chịu tác động từ sự bất ổn của tình hình kinh tế tồn cầu. Do bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, bắt buộc phải tiêu dùng hàng ngày nên khi đời sống khó khăn thì đây là một trong những mặt hàng đầu tiên người tiêu dùng sẽ cắt giảm chi tiêulàm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ bánh kẹo.

Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo trong nước đang phải chịu nhiều sức ép từ những doanh nghiệp nước ngoài, chưa kể các hãng sản xuất bánh kẹo 100% vốn nước ngồi với máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại, triển khai thị trường chuyên nghiệp đã chiếm lĩnh phần lớn phân khúc cao cấp của bánh kẹo Việt tại thị trường Việt Nam. Lộ trình WTO cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bánh kẹo ngoại thâm nhập sâu, đặc biệt là sản phẩm của các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia... dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh. Ngoài ra các sản phẩm bánh kẹo hay bị nhái, làm giả…gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

Do chưa đi đến thống nhất về giá trị bồi thường cho dây chuyền sản xuất bị hư hại của nhà máy Bibica Miền Đông giữa Công ty cổ phần Bibica và Tổng công ty bảo hiểm dầu khí nên giá trị khoản phải thu khác trong tài sản ngắn hạn vẫn khá cao.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Thứ nhất, dây chuyền bánh mì cũ, lạc hậu, thủ cơng, sản phẩm đơn điệu khó cạnh tranh. Sản phẩm LottePie mặc dù chất lượng đã được cải thiện gần tương đương với ChocoPie của Orion, tuy nhiên Cơng ty chưa đầu tư đủ chi phí để làm thay đổi cách nhìn nhận của chủ shop và người tiêu dùng.

- Thứ hai, việc triển khai các hoạt động Marketing chưa đúng kế hoạch đã xây dựng, nhân sự Marketing không ổn định, biến động liên tục.

- Thứ ba, công tác quản lý kiểm sốt chi phí chưa thực sự tốt, tuy áp dụng chính sách khốn lương theo sản phẩm nhưng chi phí nhân cơng vẫn cao, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều khá cao.

- Thứ tư, năm 2013 Công ty tạm dừng thực hiện dự án Bibica Miền Bắc TNHH MTV chờ Hội đồng quản trị quyết nghị thông qua việc đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường dẫn đến việc tài sản cố định qua các năm không được chú trọng đầu tư.

- Thứ năm, cơng tác phân tích tài chính chưa được chú trọng. Đội ngũ cán bộ phân tích tài chính cịn thiếu và yếu về chuyên môn, nguyên nhân là do công tác phân tích tài chính đang do phịng tài chính kế tốn đảm nhiệm. Hầu hết nhân viên của phòng được đào tạo về kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp cịn nhiều hạn chế dẫn đến việc tiến hành cơng tác phân tích tài chính gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA

4.1. Định hƣớng phát triển của cơng ty

Tầm nhìn đến năm 2018 trở thành cơng ty bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh đối với lợi ích người tiêu dùng là giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, đối với lợi ích xã hội: mang đến 1000 xuất học bổng, 100 phòng học.

 Kế hoạch sản xuất:

- Cải tiến chất lượng sản phẩm LottePie. Nâng cao chất lượng sản phẩm bánh goody. Nghiên cứu đưa dòng sản phẩm kẹo thảo dược vào sản xuất, quy hoạch 3 cấp chất lượng sản phẩm kẹo, nghiên cứu công nghệ tạo chất lượng sản phẩm sản xuất kẹo vượt trội.

- Đầu tư dây chuyền sản xuất kẹo mềm hoàn chỉnh, ứng dụng sản xuất kem nấu cho bánh Pie. Tăng năng suất sản xuất Hura Deli lên 20%.

- Đầu tư và khai thác dây chuyền sản xuất bánh tại Hưng yên với công suất 20 tấn/ngày. Khai thác dây chuyền kẹo đạt 80% công suất.

 Kế hoạch sản phẩm:

- Xây dựng nhãn chủ lực ≥ 100 tỷ: Hura layecake, Hura Swissroll, Hura Deli, LottePie, Goody, Sumika, Trung thu. Quy hoạch lại nhãn kẹo, phát triển mới nhãn kẹo cao cấp Michoco và dòng kẹo thảo dược. Phát triển thêm SKUs cho dòng sản phẩm dinh dưỡng. Sản xuất sản phẩm Pie theo thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam, triển khai tung dòng sản phẩm mới Cupcake.

 Kế hoạch bán hàng

- Xây dựng kênh bán hàng chuyên dinh dưỡng tại 6 thành phố lớn, phát triển

đội bán hàng Direct sale, xây dựng 666 shop Bibica

- Phục hồi thị trường Campuchia và phát triển thị trường Myanmar - Xây dựng chính sách cơng nợ cho nhà phân phối thơng qua hình thức thấu chi hoặc bảo lãnh qua ngân hàng.

- Nâng cấp công cụ hỗ trợ nhân viên bán hàng bằng thiết bị PDA. Nâng cấp hệ thống nhà phân phối chiến lược của Bibica.

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính cơng ty cổ phần Bibica

Với xu thế tồn cầu hóa, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ trong nước và các đối thủ nước ngồi cộng thêm những khó khăn đến từ nền kinh tế, để đứng vững và phát triển địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của toàn thể nhân viên Bibica. Sự nỗ lực cùng với tầm nhìn chiến lược đúng đắn, thực hiện theo mục tiêu đề ra nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế chính là chìa khóa dẫn đến thành cơng. Sau đây là giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính cho cơng ty cổ phần Bibica.

4.2.1. Xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và phù hợp với tài chính của công ty

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp đứng trên góc độ quản lý nguồn vốn là mối tương quan tỷ lệ giữa nợ và VCSH. Sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, lợi ích cơ bản khi doanh nghiệp xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý:

- Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn

- Tạo giá trị doanh nghiệp cao nhất, gia tăng giá cổ phiếu trên thị trường, tạo

được niềm tin đối với nhà đầu tư và thuận hơn cho doanh nghiệp trong huy động vốn khi cần thiết.

- Tận dụng tích cực địn bẩy tài chính, đảm bảo mối quan hệ hài hịa giữa khả năng sinh lời và rủi ro cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

- Cơ cấu tài chính đảm bảo tính ổn định và linh hoạt

- Thiết lập được một lá chắn thuế hợp lý cho doanh nghiệp - Tối thiểu hóa chi phí kiệt quệ tài chính, hạn chế rủi ro phá sản. Dùng phương pháp tính chỉ số chi phí vốn bình qn WACC để xác định cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp

Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức trung bình trong ngành)

WACC = Wd x Rd* + Wp x Rps + We x Re

Khi xây dựng cơ cấu vốn tối ưu theo mơ hình trên địi hỏi doanh nghiệp phải xác định đầy đủ, chính xác các dữ liệu đầu vào như thơng tin về lãi suất, chi phí vốn chủ sở hữu,… và thận trọng trong việc đánh giá các kết quả tính tốn để từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất về cơ cấu vốn tối ưu.

4.2.2. Tăng cƣờng và phát huy hiệu quả của việc sử dụng vốn

Đối với bất cứ doanh nghiệp nào thì việc huy động được vốn là vô cùng quan trọng. Việc tăng vốn chủ sở hữu làm cho năng lực tài chính của cơng ty lành mạnh hơn, nâng cao uy tín đối với các nhà cung cấp và các ngân hàng, do đó cơng ty sẽ được ưu đãi hơn trong thanh toán và vay nợ. Nguồn huy động vốn chủ sở hữu của công ty rất dồi dào do các cổ đông tin tưởng vào sự phát triển của công ty trong tương lai, và nếu như khai thác được tối đa nguồn vốn này thì cơng ty sẽ có thuận lợi rất lớn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, với uy tín của mình, cơng ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay từ các ngân hàng để làm đa dạng hóa nguồn vốn trong bối cảnh lãi suất ngân hàng ngày càng giảm từ năm 2012. Sử dụng vốn vay có thể giúp cơng ty nâng cao mức độ sử dụng địn bẩy tài chính, tận dụng được những lợi thế do sử dụng vốn vay mang lại như: khoản lợi thuế, giảm chi phí sử dụng vốn…

Cụ thể, cơng ty có thể lựa chọn từ các nguồn tài trợ sau:

- Huy động từ lợi nhuận để lại thông qua các quỹ chuyên dùng đặc biệt là quỹ đầu tư phát triển. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp. Cơng ty có thể sử dụng nguồn này một cách chủ động mà không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay như vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng.

- Huy động vốn thơng qua quỹ khấu hao cơ bản: Cơng ty có tồn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Huy động vốn thơng qua liên doanh, liên kết: Đây cũng là xu hướng tích cực,

thơng qua q trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp vốn kinh

doanh, mặt khác tạo cơ hội cho cơng ty hịa nhập với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhờ đó, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty, đây là một biện pháp làm giảm sức ép về vốn dài hạn, giảm bớt rủi ro tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của công ty. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên không chỉ là một biện

pháp gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của cơng ty, mà cịn thúc đẩy họ làm việc tích cực.

4.2.3. Chú trọng cơng tác quản lý chi phí, loại bỏ các chi phí khơng cần thiết

Chi phí của Cơng ty khá cao nhất là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đó cơng ty phải quan tâm tới việc giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm là giảm các khoản chi phí cấu thành nên nó một cách hợp lý. Cơng ty có thể sử dụng giá bán cạnh tranh thị trường để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ và thu hồi vốn cho công ty. Mặt khác, hạ thấp giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Do đó, để tăng lợi nhuận người quản lý phải ln quan tâm đến kiểm sốt chi phí:

Trước khi chi tiêu: Định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí. Trong khi chi tiêu: Kiểm sốt để chi tiêu trong định mức.

Sau khi chi tiêu: Phân tích sự biến động của chi phí để biết nguyên nhân tăng, giảm chi phí mà tìm biện pháp tiết kiệm cho kỳ sau

Sau đây là một số giải pháp để nhà quản lý có thể nâng cao hiệu quả kiểm sốt chi phí cho doanh nghiệp mình.

a. Xây dựng định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí

Định mức chi phí là khoản chi được định trước bằng cách lập ra những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp hay từng điều kiện làm việc cụ thể. Định mức chi phí khơng những chỉ ra được các khoản chi dự kiến mà còn xác định nên chi trong

trường hợp nào.Tuy nhiên, trong thực tế chi phí ln thay đổi vì vậy các định mức cần phải được xem xét lại thường xuyên để đảm bảo tính hợp lý của chúng.

Để cơng tác định mức chi tiêu được tốt chúng ta cần nhiều kênh thông tin khác nhau, cụ thể như sau:

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật (kỹ thuật cung cấp).

+ Chi phí thực tế nhiều kỳ (kế tốn cung cấp).

+ Dự tốn chi phí (kế toán cung cấp).

Doanh nghiệp cần định mức cả về giá lẫn về lượng vì sự biến đổi của hai yếu tố này đều tác động đến sự thay đổi của chi phí:

Định mức giá: định mức giá được ước lượng bằng cách tổng cộng tất cả các khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng hay nguyên vật liệu (đối với định mức giá nguyên vật liệu) hay lương và các chi phí liên quan (đối với định mức chi phí lao động hay còn gọi là định mức lương).

Định mức lượng: Để xây dựng và thực hiện hệ thống định mức lượng, doanh nghiệp cần phải quyết định:

+ Số lượng, chủng loại và thành phần kết hợp các nguyên vật liệu để tạo ra từng loại sản phẩm.

+ Lượng và loại lao động để sản xuất bất kỳ một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ nào đó.

Những định mức kỹ thuật này thường do các chuyên gia lập ra và địi hỏi phải có những kỹ năng làm việc như nghiên cứu phương pháp làm việc và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá từng công việc cụ thể.

Khi định mức lượng, doanh nghiệp có thể dùng hai loại định mức sau:

Định mức lý tưởng là loại định mức được xây dựng dựa trên điều kiện làm việc hoàn hảo. Tuy nhiên, điều kiện hoàn hảo này gần như khơng có được ở hầu hết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần bibica (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w