Thẩm quyền, trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoà

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của nước ngoài và bài học kinh nghiệm (Trang 83 - 84)

nước ngồi

Theo quy định của Luật Ni con ni năm 2010 (Điều 36) thì việc giới thiệu trẻ em làm con ni người nước ngồi thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp và theo trình tự như sau: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ của pháp luật (đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em, khả năng hòa nhập của trẻ em và điều kiện kinh tế, nguyện vọng của người nhận…) và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý thì thơng báo cho Sở Tư pháp để làm thủ tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp khơng đồng ý thì trả lợi bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Quy định này đã khắc phục được những hạn chế trước đây của Nghị định 68/2002/NĐ-CP về thẩm quyền giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngồi. Theo Nghị định 68/2002/NĐ-CP thì "trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ sở ni dưỡng có trách nhiệm xác nhận trẻ em để giới thiệu làm con ni và có cơng văn trả lời kết quả cho Sở Tư pháp" [5]. Theo đó, người có thẩm quyền giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngồi là lãnh đạo cơ sở ni dưỡng. Đây chính là mấu chốt làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong việc giải quyết các trường hợp nuôi con nuôi cho người nước ngoài. Việc cơ sở nuôi dưỡng vừa được tiếp nhận nguồn hỗ trợ của các tổ chức ni con ni nước ngồi hoạt động tại Việt Nam vừa có quyền giới thiệu trẻ em làm con ni người nước ngoài đã dẫn đến các hiện tượng câu kết giữa cơ sở nuôi dưỡng của Việt Nam và tổ chức ni con ni nước ngồi tại Việt Nam nhằm trục lợi bất chính khi có sự sắp đặt trẻ em làm con ni người nước ngồi.

Như vậy, sự đổi mới về nội dung này tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010 đã khắc phục được hạn chế của quy định cũ, tăng cường thẩm quyền cho cơ quan quản lý cấp trên. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và Công ước La Hay 1993 về việc cơ quan trung ương sẽ đảm nhiệm chức năng chung về thủ tục giải quyết việc ni con ni có yếu tố nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật nuôi con nuôi của nước ngoài và bài học kinh nghiệm (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)