Theo quy định của Luật về nuôi con nuôi quốc tế của Hoa Kỳ năm 2000 thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao liên bang với tư cách là người đứng đầu cơ quan trung ương, vừa có trách nhiệm "đối nội", "đối ngoại" về ni con ni, vừa có thẩm quyền tối cao đối với trách nhiệm này. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được chỉ định không tạo điều kiện để cơng dân hoặc cơ quan có thẩm quyền của các bang thành viên giải quyết việc ni con ni thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có quyền can thiệp trực tiếp. Với quy định này của Luật thì trong một chừng mực nhất định việc giải quyết vấn đề nuôi con nuôi sẽ đảm bảo được tính kịp thời và thống nhất.
thì pháp luật về ni con ni quốc tế của Hoa Kỳ cịn có quy định rất minh bạch về phí dịch vụ. Việc cho - nhận con ni quốc tế được thực hiện trên cơ sở thu phí dịch vụ cơ bản chứ không phải trên cơ sở mức phí tự do và phải cơng khai mọi hoạt động và mức phí dịch vụ ni con ni. So sánh quy định này với pháp luật Việt Nam thì Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định 19 cũng đã quy định về các mức phí mà người nhận con ni có yếu tố nước ngồi phải nộp là: (i) lệ phí đăng ký ni con ni (9.000.000 - chín triệu đồng) và (ii) chi phí giải quyết ni con ni (50.000.000 - năm mươi triệu đồng). Tuy nhiên, Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi phí giải quyết ni con ni (50.000.000 - năm mươi triệu đồng) khơng bao gồm chi phí dịch vụ, đi lại, ăn ở và phí tổn phát sinh trên thực tế mà người nhận con nuôi trực tiếp chi trả. Với quy định này, trên thực tế có nhiều khoản phí dịch vụ mà người nhận ni con ni phải chi trả chưa được quy định công khai.
Như vậy, quy định phải cơng khai mọi chi phí liên quan đến hoạt động nuôi con nuôi quốc tế là một quy định rất rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người nhận nuôi con nuôi.
Trên đây là những quy định tiêu biểu, tiến bộ và rất hữu ích của pháp luật Pháp, pháp luật Trung Quốc, pháp luật Tây Ban Nha, pháp luật Liên bang Nga và pháp luật của Hoa Kỳ để chúng ta tham khảo, nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo hoạt động cho - nhận con ni có yếu tố nước ngồi được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện mở rộng giao lưu dân sự quốc tế thì vấn đề ni con ni có yếu tố nước ngồi cũng ngày càng phát triển. Mặc dù Công ước La Hay 1993 đã quy định rằng: "mỗi quốc gia cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình". Tuy nhiên với những trẻ em bất hạnh khơng thể tìm được một mái ấm thực sự ở gia đình, ở quốc gia gốc của mình thì việc trở thành con ni người nước ngồi có thể là một cơ hội tốt để các em được nuôi dưỡng, yêu thương và chăm sóc.
Có nhiều lý do để hoạt động nuôi con nuôi quốc tế ra đời: người nước ngồi xin con ni có thể vì họ khơng có con cái, cần người chăm sóc lúc già yếu, kế nghiệp hoặc họ có điều kiện về kinh tế muốn nhận con nuôi làm từ thiện… Song với bất cứ lý do nào thì hoạt động ni con ni có yếu tố nước ngồi chỉ có thể diễn ra với các biện pháp nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và ngăn ngừa việc bắt cóc, bn bán, lạm dụng trẻ em. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ của những quy định chung đó. Hệ thống các văn bản pháp lý ra đời để điều chỉnh hoạt động nuôi con nuôi quốc tế đều dựa trên nguyên tắc: Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho cha, mẹ nuôi và con ni, bình đẳng, khơng phân biệt giới tính, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Với việc gia nhập Công ước La Hay 1993 và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới, Việt Nam đang tích cực hoàn thiện một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ni con ni có yếu tố nước ngoài để điều chỉnh quan hệ cho - nhận con nuôi quốc tế một cách khoa học và hiệu quả.