Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt (Trang 47 - 49)

b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt

1.3.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

đến nay

BLHS Việt Nam năm 1985 ra đời đánh dấu những bước chuyển đổi của nền kinh tế tập trung sang nền kinh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Sự thay đổi hình thức quản lý kinh tế này đã ảnh hưởng và tác động to lớn tới sự ra đời của BLHS đầu tiên của nước ta năm 1985 được Quốc hội khóa VI, kỳ họp 9 thơng qua và có hiệu lực ngày 01/01/1986. Bước chuyển đổi nền kinh tế, cùng với những thay đổi của tình hình các loại tội phạm mới, khơng thể khơng hệ thống hóa quy định pháp luật hình sự cho phù hợp với tình hình mới của Nhà nước ta.

Tại đây, khái niệm và QĐHP cho trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đã được quy định thành một chế định độc lập trong phần QĐHP tại Khoản 3, Điều 15 BLHS hiện hành quy định:

Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng, tùy theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mức độ thể hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm khơng thực hiện được đến cùng [29]. Theo đó, nội dung về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tại điều, khoản nêu trên của BLHS Việt Nam năm 1985 mới chỉ dừng lại ở việc nêu ra các căn cứ QĐHP cũng như quy định khung hình phạt chung áp dụng cho tất cả các trường hợp: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành mà chưa quy định giới hạn giảm nhẹ hình phạt áp dụng cho người chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt so với trường hợp phạm tội hoàn thành. Do vậy, trong thực tế áp dụng sẽ không thể tránh khỏi tình trạng hình phạt mà Tịa án tun khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Qua các lần sửa đổi, bổ sung trong những năm 1989, 1991, 1992, và 1997, nhưng BLHS Việt Nam năm 1985 các quy định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt vẫn giữ nguyên không thay đổi. Nhưng qua thực tiễn xét xử hơn mười năm từ 1985 - 1999 thấy rằng nhược điểm rõ ràng tại các quy định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Do đó, địi hỏi phải được chỉnh sửa, hệ thống trong lần tiếp theo năm 1999 tại kỳ họp Quốc hội 6, khóa X thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. Được quy định tại các Điều 17, Điều 18 BLHS Việt Nam năm 1999 về các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt tại Điều 52 BLHS hiện hành tại chương về QĐHP.

Cùng với việc pháp điển hóa lần thứ hai này, chế định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đã có những chỉnh sửa cơ bản phù hợp về khoa học lập pháp và thực tiễn xét xử. Hơn nữa, lần sửa đổi này, đã khắc phục cho quy định tại BLHS Việt Nam năm 1985, bổ sung cho giới hạn giảm nhẹ hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Cho nên, mức quy định khi QĐHP thấp hơn so với người thực hiện tội phạm hoàn thành. Sự quy định hợp lý này đã giúp cho việc cá thể hóa hình phạt được tốt hơn, là cơ sở pháp lý quan trọng cho Tòa án QĐHP đúng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong truờng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Thay đổi quy định còn chưa rõ ràng như "âm mưu phạm

tội" và "biểu lộ ý định phạm tội" khơng cịn coi là giai đoạn phạm tội và không phải chịu TNHS.

Như vậy, sau hai lần pháp điển hóa, quy định về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội đã có những thay đổi cơ bản về nhận thức khoa học lập pháp lẫn tư duy trong việc QĐHP đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt như các quy định trong BLHS hiện hành.

Chương 2

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm tội chưa đạt (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)