b. Đặc điểm của việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt
3.1.3. Về phuơng diện lý luận
QĐHP là mắt xích quan trọng và cần thiết trong hoạt động xét xử của Tịa án, vì vậy, việc QĐHP quá nặng hoặc quá nhẹ cũng gây nên những ảnh hưởng tới dư luận xã hội và dẫn tới việc xem nhẹ và coi thường luật pháp của Nhà nước. Mặt khác, QĐHP cũng là giai đoạn chính thức và kết thúc cho giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử... Đúng như nhận định của TS. Lê Văn Đệ: "Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án, bởi lẽ ở giai đoạn này, Tịa án nhân danh Nhà nước chính thức xác nhận về mặt pháp lý một người được coi là có tội và tun hình phạt đối với người ấy" [15, tr. 236].
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, qua hai lần pháp điển hóa, đến nay, sau 10 năm thực hiện và áp dụng, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 có giá trị trong thực tiễn đời sống xã hội cao. Tuy nhiên, nghiên cứu về QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt tồn tại nhiều luồng ý kiến giải quyết vấn đề này khác nhau. Có xu hướng cho rằng việc QĐHP cho trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là trường hợp QĐHP giảm nhẹ đặc biệt [25, tr. 130], chúng tôi cho rằng, đó là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu luật pháp đồng tình nhất. Bởi vì, xét cho cùng QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt mức độ nguy hiểm của hành vi không lớn nên việc QĐHP thấp hơn so với tội phạm hoàn thành.
Mặt khác, khi QĐHP trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt Tịa án cần phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn tới tội phạm không thực hiện đến cùng, làm rõ hành vi đó thuộc giai đoạn nào. Về mặt lý luận, cần phải tuân thủ các quy định về QĐHP nói chung và các quy định đặc thù riêng của Điều 17, Điều 18, Điều 52 BLHS Việt Nam năm 1999. Trên cơ sở
khung hình phạt được xác định với từng hành vi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt Tòa án dựa trên các căn cứ cụ thể để QĐHP đúng pháp luật.
Mức độ chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt;
Tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chuẩn bị phạm
tội, hành vi phạm tội chưa đạt;
Nhân thân người phạm tội.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của trường hợp phạm tội này, nên việc phát hiện và điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng rất khó khăn. Chuẩn bị phạm tội, bị cáo mới chỉ có hành vi tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội chưa bắt đầu thực hiện tội phạm. Việc xác định TNHS, cá thể hóa hình phạt đối với bị cáo cần dựa vào chính bản thân hành vi phạm tội và tình tiết cụ thể, đặt trong mối quan hệ có tính chất nhân quả và tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội. Do đó, khi QĐHP trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội cần phải theo khung cơ bản hoặc là khung giảm nhẹ…
Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, về mặt lý luận thấy rằng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn với hành vi chuẩn bị phạm tội. Bị cáo đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể, so với tội phạm hoàn thành chưa thỏa mãn một số dấu hiệu nào đó của cấu thành tội phạm. Chính vì vậy, khi QĐHP cần phải dựa vào hành vi phạm tội cụ thể đã thực hiện, xem xét dấu hiệu cụ thể luật quy định mà bị cáo chưa thực hiện. Trên cơ sở này QĐHP dựa theo khung hình phạt mà tội phạm thỏa mãn: đó là khung cơ bản, tăng nặng, hay giảm nhẹ...
Qua nhìn nhận thực tiễn xét xử trong hơn 10 năm qua chúng tơi có một số nhận xét chung sau đây:
Một là, chưa nhận thức đúng về các căn cứ QĐHP trong trường hợp
chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.
Hai là, nhận thức chưa đúng về mức độ phải chịu TNHS. Cụ thể vận
khác nhau, điều này thiếu thống nhất và đồng bộ trong việc áp dụng cùng một điều luật.
Ba là, chưa có sự phân biệt cụ thể về các trường hợp: Tội phạm hoàn
thành, tội phạm chưa đạt; tội phạm chưa đạt chưa hoàn thành; tội phạm chưa đạt đã hoàn thành và tự ý nửa trừng chấm dứt việc phạm tội.